Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: Bookingcare

Đau bụng kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 01/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 01/12/2023
Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ mỗi khi bước vào thời kỳ kinh nguyệt. Việc nắm rõ những thông tin cơ bản về đau bụng kinh là điều quan trọng giúp chị em theo dõi và bảo vệ sức khỏe của mình.

Đau bụng kinh xuất hiện ở hơn 60% chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này và cách giải quyết làm sao để an toàn và hiệu quả. Cùng tìm hiểu những thông tin, kiến thức tổng quát về đau bụng kinh trong bài viết dưới đây.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là một thuật ngữ y học chỉ sự co thắt tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt để đẩy niêm mạc ra ngoài cơ thể. Tình trạng co thắt này gây ra những cơn đau đớn với mức độ khác nhau tùy vào từng đối tượng cụ thể.

Đau bụng kinh thường xảy ra vào trước hoặc trong kỳ kinh. Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, tử cung của phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên để tống hết các phần tử niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, gọi là máu kinh nguyệt. Triệu chứng đau bụng thường giảm dần sau 24h và biến mất trong một vài ngày sau đó.

Các loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại đó là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát: 

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự co bóp tử cung. Các cơn co thắt với mức độ nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. 

Đau bụng kinh thứ phát:

Cơn đau do đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn so với các cơn đau bụng kinh thông thường. Chị em có thể bị chuột rút vài ngày trước kỳ kinh và cơn đau có thể kéo dài cho đến khi máu ngừng chảy hoàn toàn. Đau bụng kinh thứ phát thường ít gặp hơn.

Đau bụng kinh thứ phát thường là những cơn đau dữ dội, nguyên nhân có thể là do cơ thể chị em mắc một số bệnh như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dị tật tử cung,... 

Đau bụng kinh thứ phát là một triệu chứng nguy hiểm cảnh báo cơ thể đang mắc phải những căn bệnh phức tạp nhưng nhiều chị em thường chủ quan và bỏ qua, cho rằng đây là biểu hiện đau bụng kinh bình thường. 

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Một chất hóa học có tên gọi là prostaglandin có khả năng làm cho tử cung co lại gây ra tình trạng co thắt. Sự co thắt này dẫn đến tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ prostaglandin cao hơn, khiến tử cung  co bóp mạnh hơn gây cảm giác bụng bị chuột rút và khó chịu. Những cơn co thắt có vai trò giúp làm bong niêm mạc tử cung. Mức độ Prostaglandin tăng ngay trước khi kinh nguyệt bắt đầu. Mức độ giảm dần khi phụ nữ có kinh, đó là lý do tại sao tình trạng chuột rút có xu hướng giảm dần sau một vài ngày.

Các yếu tố do thần kinh và thiếu máu ở giai đoạn hành kinh cũng góp phần tạo nên tình trạng này. Trong giai đoạn Estrogen, thần kinh giao cảm tăng nhạy cảm sản sinh Adrenalin làm giảm đau. Trong giai đoạn Progesterone, Acetylcholine tặng nhạy cảm gây đau. Đồng thời, khi bắt đầu có kinh, cơn đau có thể đến từ sự co thắt mạch máu của các động mạch xoắn dưới niêm mạc 

Các triệu chứng thường gặp khi đau bụng kinh

Mức độ đau đớn do đau bụng kinh gây ra ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên nếu chị em bị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, dưới đây là một số biểu hiện thường thấy nhất:

  • Quặn thắt, đau nhói ở vùng bụng (đôi khi cơn đau có thể dữ dội).
  • Cảm giác áp lực ở bụng.
  • Đau nhức hông, lưng dưới và đùi trong.
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt và đau đầu.

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau bắt đầu từ 24 đến 48 giờ trước khi có kinh và giảm dần trong vòng 48 giờ sau khi có kinh.

Triệu chứng đau bụng kinh - Ảnh: Internet

Chị em cần đặc biệt lưu ý:

Đau bụng kinh nguyên phát: 

Cơn đau bắt đầu trước kinh nguyệt một ngày và không kéo dài quá 12 tiếng. Tuy nhiên, cơn đau thường phát sinh dữ dội và đột ngột, có đến 10% chị em bị đau bụng kinh trường hợp này không thể làm được các việc nhẹ nhàng và cơn đau sẽ chấm dứt khi kinh nguyệt xuất hiện

Đau bụng kinh thứ phát:

Cơn đau sẽ bắt đầu nhiều ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện nhưng cũng có thể đau khi bắt đầu thấy kinh và thường đau cho đến khi hết sạch kinh mới thôi.

Xét nghiệm chẩn đoán đau bụng kinh

Đau bụng kinh không khó để phát hiện bởi tình trạng này thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước đó 1 - 2 ngày.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp chị em bị đau bụng kinh dữ dội kèm theo nhiều biểu hiện bất thường, để có thể chắc chắn rằng đau bụng kinh là do nguyên phát hay do một số bệnh lý nào khác gây ra, chị em cần làm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán đau bụng kinh phổ biến:

  • Siêu âm
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi tử cung
  • Nội soi ổ bụng

Điều trị đau bụng kinh bằng cách nào?

Tử cung co bóp để đẩy niêm mạc ra ngoài trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, cảm giác đau nhức vùng bụng là điều khá bình thường. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chị em bị đau bụng kinh dữ dội bắt buộc phải tìm đến các biện pháp y học can thiệp. Trước khi điều trị bằng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ được được chẩn đoán và điều trị chính xác trong trường hợp đau bụng kinh do một số bệnh lý nguy hiểm khác gây ra.

Đau bụng kinh có thể được điều trị bằng thuốc, kích thích thần kinh dưới da bằng xung điện (TENS) hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng kinh và tình trạng cụ thể của người bệnh.

5 mẹo giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

Chị em có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây để có thể làm giảm những cơn đau do đau bụng kinh một cách an toàn, hiệu quả ngay tại nhà:

  • Sử dụng miếng chườm nóng hoặc chai nước ấm chườm lên lưng dưới hoặc bụng khi chị em bị đau bụng kinh.
  • Nếu cơn đau ở mức độ nặng khiến chị em không thể làm việc gì khác, hãy nằm nghỉ ngơi thư giãn khoảng 30 phút. Chú ý tư thế nằm thoải mái, không co quắp, gập bụng, không vận động mạnh.
  • Tránh thực phẩm có chứa caffeine hoặc các chất kích thích khác như thuốc lá, rượu bia.
  • Xoa bóp lưng dưới và mát xa bụng nhẹ nhàng
  • Tập thể dục thường xuyên. Những người tập thể dục thường ít bị đau bụng kinh hơn. Chị em có thể lựa chọn những bộ môn thư giãn nhẹ nhàng như: yoga, thiền, đi bộ nhẹ nhàng,...

Đau bụng kinh có thể là biểu hiện bình thường và rất phổ biến. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu bất thường, nếu đau bụng kinh quá dữ dội hoặc có kèm theo những biểu hiện nào khác, chị em cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết