Đau dạ dày: nguyên nhân và các bác sĩ điều trị giỏi

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 18/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau dạ dày, các xét nghiệm thường phải sử dụng và danh sách bác sĩ giỏi về tiêu hóa

Đau dạ dày: nguyên nhân và các bác sĩ điều trị giỏi

Đau dạ dày là gì

Đau là dấu hiệu quan trọng và thường xuyên có trong các bệnh dạ dày tá tràng. Đau hoặc khó chịu ở bụng trên, thường kèm theo ợ hơi, đầy hơi và buồn nôn. Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên hoặc ngực dưới, đôi khi thuyên giảm do thức ăn hoặc thuốc kháng acid.

Nguyên nhân đau dạ dày

  • Do viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn hoặc rối loạn chức năng dạ dày, ung thư dạ dày...
  • Đau có tính chất chu kỳ hoặc không. Nếu có tính chất chu kỳ gặp trong loét dạ dày tá tràng, nếu không có tính chất chu kỳ gặp trong các bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày.
  • Cảm giác đau tức, rát bỏng, âm ỉ thường lan lên ngực hoặc sau lưng. Không có cảm giác đau quặn.
  • Ảnh hưởng của bữa ăn khá rõ rệt, thường đau lúc đói, ăn vào sẽ hết đau (loét hành tá tràng)
  • Lúc đói không đau, ăn vào lại tăng đau (loét dạ dày).

Lưu ý: đau dạ dày không kèm theo triệu chứng sốt và rối loạn đại tiện, ỉa chảy 

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Nội soi dạ dày

  • Là phương pháp thông dụng cho độ chính xác cao hiện nay để thăm khám bệnh lý về dạ dày. 
  • Chẩn đoán sớm các tổn thương dạ dày dù nhỏ
  • Nhìn bao quát các vùng bên trong của dạ dày
  • Những tổn thương niêm mạc dạ dày nhìn chính xác hơn so với X.quang
  • Kết hợp với sinh thiết, siêu âm, xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn
  • Qua nội soi dạ dày, có thể phát hiện các tổn thương chính xác như:
  • Rối loạn vận động
  • Viêm loét niêm mạc dạ dày
  • Các khối u dạ dày
  • Polip dạ dày
  • Thoát vị hoành
  • Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
  • Sa niêm mạc dạ dày vào thực quản hay tá tràng…
Nội soi dạ dày

Điều trị đau dạ dày

Đau dạ dày là triệu chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau ở dạ dày. Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày. Từ đó bác sĩ có phương án điều trị phù hợp. 

Bệnh nhân không nên tự ý điều trị khi chưa đi khám hoặc nghe theo lời khuyên của người xung quanh. Như vậy, không những mất đi cơ hội để được điều trị sớm mà bệnh có thể nặng thêm.

Câu hỏi thường gặp

Đau dạ dày nên ăn gì?

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh dạ dày

  • Chuối
  • Táo
  • Đu đủ
  • Gừng
  • Thực phẩm thô (gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu, mè, hạt điều, ...)
  • Canh
  • Rau xanh
  • Vitamin C

Xem thêm: Một số thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày

Đau dạ dày không nên ăn gì?

Người bệnh dạ dày nên hạn chế ăn uống những thực phẩm sau:

  • Có chất chua: chanh, quýt, dưa cà muối
  • Không dùng rượu, bia, cà phê, thuốc lá
  • Hạn chế gia vị mạnh: tiêu, tỏi, ớt
  • Hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt quay, thịt hun khói,...
  • Hạn chế ăn đồ quá nóng - quá lạnh (tốt nhất là 25 - 30 độ C)
  • các thực phẩm nhiều chất xơ: củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, khoai môn, ...

Xem thêm: Người bệnh dạ dày hạn chế ăn uống những thực phẩm sau

Đau dạ dày nên ăn thế nào?

  • Điều độ (đúng giờ, đủ lượng)
  • Ăn đủ bữa
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Uống nước đúng cách (trước khi ăn 1 giờ)

Xem thêm: Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh dạ dày

 
 
Tài liệu tham khảo
https://youtu.be/gc6PO7Xy7vA
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/