Khi mắc xuất huyết giảm tiểu cầu người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp. Trong đa số trường hợp, người bệnh dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, tiểu máu, tăng lượng máu kinh, ói máu, xuất huyết não,…
Chảy máu (xuất huyết) khó cầm là một trong những dấu hiệu chỉ điểm bệnh nhân đang mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Chảy máu kéo dài ở vết thương bị cắt da, khó cầm.
Xuất huyết có thể xảy ra tự phát, sau khi va chạm hoặc sau một điều kiện thuận lợi như: nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, nhiễm độc… Xuất huyết có thể biểu hiện ở một hoặc nhiều vị trí:
Ví dụ các đốm xuất huyết được đặc trưng bởi những chấm nhỏ màu đỏ ở khẩu cái cứng, các vết bầm máu hoặc bầm tím lớn xuất hiện ở cẳng chân…
Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân bao gồm:
Nói chung, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn với diễn biến bệnh khác nhau. Bệnh gặp phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thưởng khởi phát sau một đợt nhiễm virut và khả năng hồi phục 80% tự nhiên sau 3 tháng. Trong khi ở người lớn bệnh diễn tiến thành mạn tính, tái phát nhiều lần và nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.