Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng cần thăm khám sớm
Dấu hiệu đứt dây chằng
Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng cần thăm khám sớm - Ảnh: Canva

Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng cần thăm khám sớm

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, người bệnh có thể để ý đến các dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng như nghe thấy tiếng "rắc" ở vị trí bị thương, đau, sưng nề,...

Đứt dây chằng là chấn thương thường gặp do lực cực mạnh tác động lên khớp, có thể xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn lao động hay tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,... Các dây chằng ở mắt cá chân, đầu gối (dây chằng chéo trước khớp gối) và cổ tay là những vị trí rách dây chằng thường gặp.

Vậy có những dấu hiệu nào cảnh báo có thể gặp phải tình trạng đứt dây chằng. Tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Một số người bị đứt dây chằng nhưng không biết vì vẫn đi lại được bình thường. Tuy nhiên, nếu không thăm khám, điều trị sớm về lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe

Đứt dây chằng là gì?

Dây chằng là một dải mô sợi cứng nối xương với xương, xương với sụn. Dây chằng đóng vai trò quan trọng để giữ ổn định, vững chắc khi khớp hoạt động và cũng dễ bị tổn thương nhất. Dây chằng có thể bị giãn (giãn dây chằng) hoặc đứt/rách (đứt dây chằng).

Khi dây chằng bị đứt, bị tổn thương, các cử động của khớp sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.

Lưu ý các dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng

  • Ngay sau chấn thương, tai nạn, người bệnh có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng “rắc” ở vị trí chấn thương.
  • Đau và sưng nề ở vị trí chấn thương.
  • Xuất hiện vết lõm ở khớp nơi dây chằng bị đứt.
  • Lỏng khớp: Một thời gian sau khi hết đau và sưng nề ở vị trí chấn thương, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng sẽ thấy lỏng khớp, đặc trưng bởi những triệu chứng như:
    • Cảm giác chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại.
    • Lên xuống cầu thang khó khăn
    • Không thể đi bộ nhanh được, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối.
    • Nếu tham gia chơi thể thao trở lại, người bệnh có thể rất khó để trụ bên chân chấn thương, không thể chạy nhanh. Đôi khi đang chạy có thể tự ngã mà không có va chạm.

Một số vị trí dứt dây chằng thường gặp

Dứt dây chằng cổ chân

Rách dây chằng thường xảy ra nhất ở phía bên ngoài mắt cá chân, thường gặp nhất là do lật bàn chân vào trong. Các dấu hiệu chung là đau, sưng nề, ấn có điểm đau, nặng nhất ở vùng mắt cá chân trước bên.

Dứt dây chằng chéo trước khớp gối

Khớp gối có 4 dây chằng chính là:

  • Dây chằng chéo trước
  • Dây chằng chéo sau
  • Dây chằng chéo bên ngoài
  • Dây chằng chéo bên trong

Đứt dây chằng chéo trước khớp gối là tổn thương thường gặp nhất. Bên cạnh đau và sưng, các triệu chứng khi dây chằng chéo trước khớp gối bị đứt có thể bao gồm: đầu gối mất ổn định, khớp lỏng lẻo và cảm giác chân yếu, không chân thật khi đi lại. 

Dứt dây chằng cổ tay

Có đến 20 dây chằng ở cổ tay. Người bệnh có thể bị đứt dây chằng cổ tay do té ngã, vận động cổ tay quá mức hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc,…

Đứt dây chằng cổ tay gây đau nhức đột ngột, đau nhiều ở cổ tay kèm theo sưng tấy, bầm tím,… Sau đau, sưng, người bệnh có thể cảm giác sẽ lỏng lẻo và khó khăn trong cử động.

Trên đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng đứt dây chằng. Để được chẩn đoán chính xác, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, kết hợp việc thăm khám lâm sàng và chỉ định các chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI (MRI là chính xác nhất để chẩn đoán đứt dây chằng), siêu âm cũng góp phần định hướng đứt dây chằng,...

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết