Đứt dây chằng có nguy hiểm không?
Đứt dây chằng có nguy hiểm không?
Đứt dây chằng có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng - Ảnh: BookingCare

Đứt dây chằng có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Đứt dây chằng, đặc biệt là trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn cần được thăm khám, xử lý càng sớm càng tốt, tránh một số biến chứng có thể gặp phải.

Chấn thương dây chằng là chấn thương thường gặp khi vận động thể thao hay do tai nạn,... Trong đó, đứt dây chằng chéo trước khớp gối là phổ biến hơn cả. Nhiều người bệnh do vậy thường băn khoăn: đứt dây chằng, cụ thể là đứt dây chằng chéo trước khớp gối có nguy hiểm không? Nếu không điều trị có thể gặp phải rủi ro nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Rách dây chằng chéo trước khớp gối có nguy hiểm không?

Dây chằng chéo trước đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đầu gối. Nó có chức năng điều khiển chuyển động quay và đảm bảo xương chày (xương ống chân) không trượt khỏi xương đùi. Dây chằng chéo trước khớp gối chịu áp lực lớn như vậy nên việc trì hoãn điều trị đứt dây chằng sau khi bị chấn thương thể dẫn đến một loạt vấn đề. 

Khi dây chằng bị tổn thương rách hoàn toàn có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng như tổn thương sụn chêm, thoái hóa khớp,...

Chấn thương nặng hơn

Nếu bạn tiếp tục vận động hay trở lại các hoạt động thể thao sau chấn thương đứt dây rằng sẽ khiến chấn thương trầm trọng hơn.

Người bệnh do vậy cần tránh những vận động mạnh như đá bóng hoặc chơi các môn thể thao cần dùng lực của đôi chân nhiều sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng hơn đến dây chằng. Dây chằng tiếp tục yếu đi và vết rách một phần có khả năng chuyển thành đứt hoàn toàn.

Đứt dây chằng mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn ngay cả khi bạn thực hiện điều trị sớm. Nếu chấn thương trở nên nặng hơn, thời gian hồi phục càng dài và khó khăn hơn.

Mất ổn định khớp

Nếu để quá lâu mới điều trị rách dây chằng chéo trước, người bệnh có nguy cơ bị đau đầu gối mãn tính và mất ổn định khớp gối:

  • Cảm giác chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại.
  • Không thể đi bộ nhanh được, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối.
  • Khó khăn khi đi lên và đi xuống cầu thang. Cảm giác rất sợ khi phải đặt chân bị chấn thương xuống trước.
  • Khi chơi thể thao trở lại, người bệnh không thể hoặc rất khó để trụ bên chân chấn thương, không thể chạy nhanh, đôi khi đang chạy có thể tự ngã dù không có bất kỳ va chạm nào. 

Nhìn chung nếu không điều trị tình trạng đứt dây chằng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, các hoạt động hàng ngày. Nếu là vận động viên hoặc người chơi thể thao có thể bạn sẽ cần phải từ bỏ các môn thể thao cường độ cao. 

Tổn thương sụn chêm

Rách dây chằng chéo trước khớp gối có khả năng làm hỏng các cấu trúc khác ở đầu gối, bao gồm cả sụn chêm. Sụn chêm là lớp đệm có tính đàn hồi như cao su, nằm giữa xương đùi và xương chày, có vai trò giảm xóc cho đầu gối. 

Khi dây chằng chéo yếu và không thể thực hiện chức năng của mình, sụn khớp buộc phải chịu nhiều căng thẳng hơn và hỗ trợ nhiều hơn. Do đó, chấn thương sụn chêm thường xảy ra ở những vết rách dây chằng không được điều trị.

Nguy cơ viêm xương khớp

Rách dây chằng chéo trước khớp gối không được điều trị sẽ đẩy nhanh sự phát triển của viêm xương khớp. Nếu không có sự điều trị thích hợp, sụn khớp bắt đầu bị hỏng với tốc độ nhanh hơn bình thường.

Sau chấn thương đầu gối, tình trạng chảy máu có thể xảy ra bên trong khớp. Người bệnh có thể có hoặc không có dấu hiệu cảnh báo về vấn đề này. Trong khi đó, chảy máu khớp sẽ phá hủy sụn, dẫn đến viêm xương khớp.

Trên đây là một số rủi ro người bệnh có thể phải đối mặt nếu không thăm khám, điều trị sớm tình trạng dứt dây chằng. Tùy vào trường hợp người bệnh sẽ được tư vấn, chỉ định điều trị bảo tồn hoặc thực hiện phẫu thuật. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết