Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, có thể gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh ghẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bệnh ghẻ là do Ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Chúng có hình bầu dục, 8 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở.
Kích thước của chúng rất nhỏ nên rất khó để quan sát bằng mắt thường.
Bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây nên vì ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp, ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày.
Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày 1-5 quả trứng, sau 3-7 ngày nở thành ấu trùng, sau đó lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể tạo nên một dòng họ lên tới 150 triệu con.
Ban đêm ghẻ cái đào hang để đẻ trứng, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa khiến bệnh nhân gãi và làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh. Không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chung với người bị nhiễm ghẻ. Cụ thể:
Với trẻ em thì cha mẹ cũng nên chú ý hơn trong việc tắm rửa, vệ sinh hằng ngày cho trẻ. Đồng thời khi trẻ kêu bị ngứa, hãy kiểm tra xem trẻ có những dấu hiệu của bệnh ghẻ hay không, chẳng hạn như ngứa về ban đêm, mụn nước, sẩn đỏ, đường hầm trên da...
Như vậy, trên đây là những thông tin về nguyên nhân bệnh ghẻ cũng như cách phòng tránh bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích và thiết thực cho bạn đọc.
Đang tải ...