Hiện nay, vẫn còn nhiều người hiểu lầm rằng các vết thương do kiến ba khoang là vết cắn của loại côn trùng này gây nên. Tuy nhiên, đây là biểu hiện của một dạng viêm da tiếp xúc kích ứng với chất độc Pederine (C24H43O9N) có trong thân kiến gây cháy, bỏng da.
Kiến ba khoang còn có tên gọi khác là kiến lác, kiến gạo, cằm cặp,... Loài côn trùng này có thân mình thon dài như hạt thóc, kích thước khoảng 1cm, có hai màu đỏ và đen. Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, mình nó có 2 đôi cánh.
Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối hoặc dưới tán cây ở các bìa rừng, bãi rác thải, công trình đang xây dựng,... Chúng thường xuất hiện và phát triển vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, rất thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào đèn, vào nhà khi sáng đèn, nhất là các toàn nhà cao tầng, khu nhà cạnh cánh đồng, có vườn cây...
Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể chúng có thể phóng ra chất dịch chứa chất paederin. Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng (mọi người thường hay hiểu lầm là kiến ba khoang đốt), tiếp xúc với mắt có thể gây ra: loét kết mạc, giác mạc, bỏng mắt…
Việc nhầm lẫn dấu hiệu của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang với các bệnh lý da liễu khác có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình điều trị thậm trí có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn khi điều trị sai bệnh.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang mà mọi người cần nắm rõ:
Theo nghiên cứu, độc tính của kiến ba khoang mạnh gấp 12 - 15 lần so với rắn hổ mang. Vì vết thương ở ngoài da nên chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, những biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang cũng đủ để khiến người bệnh đau đầu.
Ngay khi phát hiện da có những biểu hiện bất thường của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.