Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng đặc thù và triệu chứng nặng để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây ra. Các dấu hiệu, triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng trở nặng khi các tiểu phế quản bị ảnh hưởng. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Sau khi hết các triệu chứng cấp tính, ho và thở khò khè có thể kéo dài trong vài tuần. Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản đều khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng
Trong một số trường hợp, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do mất nước, bội nhiễm gây viêm phổi, thiếu oxy…
Thông thường, trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi viêm tiểu phế quản sẽ có các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên với tình trạng suy hô hấp ngày càng gia tăng, đặc trưng bởi thở nhanh, co lõm ngực và khò khè hoặc ho nhiều.
Với trẻ nhỏ tuổi (dưới 2 tháng tuổi) và trẻ sinh non có thể xuất hiện các cơn ngưng thở, sau đó là ngưng thở và khởi phát các triệu chứng điển hình hơn và các dấu hiệu của viêm tiểu phế quản trong 24 đến 48 giờ. Các dấu hiệu suy hô hấp bao gồm tím, rút lõm lồng ngực nặng và thở khò khè.
Thường sốt nhưng không phải lúc nào cũng có. Ban đầu trẻ không có tình trạng nhiễm độc và suy hô hấp mặc dù có thở nhanh và rút lõm lồng ngực, nhưng có thể li bì dần khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Thiếu oxy máu xảy ra ở những trẻ bị bệnh nặng hơn.
Trẻ nôn và ăn uống kém có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Trẻ mệt, thở nông và không hiệu quả gây toan hô hấp.
Nghe phổi thấy có ran ngáy, ran rít, ran ẩm, ran nổ.
Lưu ý các dấu hiệu trong tình trạng khẩn cấp
Nếu trẻ có các triệu chứng viêm tiểu phế quản nặng dưới đây, được coi là tình trạng khẩn cấp, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức:
Với các triệu chứng viêm tiểu phế quản trên đây, không phải trẻ nào cũng thể hiện toàn bộ triệu chứng. Phụ huynh có thể đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng và được tư vấn cách điều trị phù hợp ngay khi có những dấu hiệu viêm đường hô hấp.