Viêm Tiểu phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Viêm Tiểu phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Viêm Tiểu phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị - Ảnh: BookingCare

Viêm Tiểu phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 18/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 19/11/2023
Bệnh viêm tiểu phế quản thường gây ra bởi virus và trẻ có thể tự khỏi bằng cách điều trị tại nhà. Tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng bất thường để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết.

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý nhiễm virus cấp tính của đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi và đặc trưng bởi suy hô hấp, khò khè, thở nhanh. Bệnh thường xảy ra thành vụ dịch và chủ yếu ở trẻ em dưới 24 tháng, trong đó trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ

Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra. Nhiều loại virus khác nhau có thể là thủ phạm, bao gồm cả cúm, nhưng loại virus phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp(RSV}.

Sự bùng phát của loại virus này xảy ra vào mỗi mùa đông và hầu hết trẻ em đều mắc. Chúng có thể chỉ có các triệu chứng nhẹ nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.

Bên cạnh đó, một số loại virus khác cũng có thể gây bệnh ở trẻ nhỏ đó là:

  • Rhinovirus
  • Virus á cúm type 3
  • Các nguyên nhân ít gặp hơn là vi-rút cúm A và B, á cúm type 1 và 2, metapneumovirus ở người, adenoviruses, và Mycoplasma pneumoniae

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tiểu phế quản có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Một số triệu chứng bao gồm: 

  • Sổ mũi
  • Ho
  • Sốt nhẹ
  • Nghẹt mũi
  • Chán ăn

Các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn trong vài ngày tiếp theo, bao gồm cả việc thở nhanh hơn. Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ  khó thở, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. Dưới đây là một số dấu hiệu khác cho thấy trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

  • Khò khè (âm thanh huýt sáo the thé khi thở ra)
  • Thở nhanh theo tuổi(chỗ phần điều trị, e ghi vô nha)
  • Thở rên
  • Bỏ bú, bú kém, bỏ ăn
  • Dấu hiệu mất nước chẳng hạn như uống háo hức, mắt trũng, khô miệng, khóc không ra nước mắt, tiểu ít…
  • Nôn ói
  • Ho liên tục
  • Cơn ngưng thở

Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu dưới đây, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Co lõm ngực nặng
  • Li bì, khó đánh thức
  • Tím tái
  • Co giật

Cách chẩn đoán viêm tiểu phế quản cho trẻ

Để chẩn đoán viêm tiểu phế quản cho trẻ, bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp một số cách dưới đây:

  • Đánh giá lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi thăm triệu chứng, bệnh sử cũng như tìm hiểu các yếu tố dịch tễ. Bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để nghe tim phổi và đếm nhịp thở trọn một phút.
  • Đo độ bão hòa oxy máu (SpO2): Đánh giá tình trạng bão hòa oxy hóa máu. 
  • Chụp X-quang ngực nếu cần, tìm biến chứng hoặc để phân biệt với nguyên nhân khác( dị vật đường thở…), tìm tổn thương đi kèm.
  • Xét nghiệm dịch mũi hầu không chỉ định đại trà

Thực tế, chủ yếu viêm tiểu phế quản được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng. Các chụp chiếu hoặc xét nghiệm khác được bác sĩ cân nhắc chỉ định tuỳ tình huống.

Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ

Điều trị viêm tiểu phế quản là điều trị hỗ trợ, hầu hết trẻ có thể được điều trị tại nhà bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đủ nước và các biện pháp nghỉ ngơi. Thường mất khoảng 2 hoặc 3 tuần để nhiễm trùng biến mất. 

Khi điều trị tại nhà, phụ huynh nên theo dõi xem liệu các triệu chứng của trẻ có trở nên trầm trọng hơn hay có vấn đề về hô hấp hay không.

Bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp điều trị tại nhà sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc xịt mũi.
  • Có thể sử dụng các dụng cụ hút mũi cá nhân để làm sạch chất nhầy trong mũi cho trẻ. Lưu ý về kỹ thuật hút mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
  • Kê cao gối cho trẻ khi ngủ, nhưng không làm điều này cho trẻ dưới 1 tuổi. 

Khi có bất kỳ dấu hiệu trầm trọng hơn của bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, với trẻ em có bệnh như bệnh tim, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn… có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc phức tạp, cũng cần được xem xét chỉ định nhập viện.

Các phương pháp điều trị tại viện thường là:

  • Truyền tĩnh mạch
  • Cung cấp oxy 
  • Vật lý trị liệu hô hấp…

Thông thường, hầu hết trẻ em đều cảm thấy khỏe hơn và có thể về nhà sau khoảng 2 đến 5 ngày. Nếu bệnh nặng hơn thì trẻ cần cần nằm viện lâu hơn tuỳ diễn tiến.

Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ

Mặc dù rất khó để ngăn chặn tình trạng nhiễm virus nhưng phụ huynh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cho con mình bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người khác đang bị bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn, tạo thói quen này cho trẻ để trẻ tự thực hiện khi đi học.
  • Khử trùng các bề mặt, đồ chơi và đồ vật mà bạn và con bạn thường chạm vào.
  • Tránh hút thuốc trong nhà vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, đặc biệt là mũi vacxin cúm và phế cầu.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường gây ra bởi virus mà đa số là virus RSV. Các loại virus gây bệnh thường lây lan qua các giọt bắn của người mắc bệnh, phụ huynh có thể lưu ý các biện pháp dự phòng để phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết