Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ em - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 18/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
Những nguyên nhân nào gây ra viêm tiểu phế quản ở trẻ? Liệu có thể phòng ngừa được không? Mời phụ huynh tham khảo nội dung dưới đây.

Thực tế, viêm tiểu phế quản ở trẻ em chủ yếu gây ra bởi virus chứ không phải vi khuẩn. Với trẻ em dưới 1 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh này, trong khi trẻ lớn cũng có thể nhiễm virus nhưng chỉ có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường.

Phụ huynh có thể lưu ý những nguyên nhân gây bệnh dưới đây để có biện pháp phòng ngừa phù hợp cho con mình.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em chủ yếu do virus đường hô hấp gây ra:

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm 50 -75%, lây lan rất cao và có thể thành dịch
  • Virus khác như: adenovirus, virus cúm,virus á cúm...
  • Mycoplasma…

Trước tiên các virus này xâm nhập qua đường hô hấp trên, ở đây hệ thống miễn dịch có thể hạn chế sự lây lan của chúng. Nhưng vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ nên những loại virus này có thể dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp dưới hơn.

RSV là nguyên nhân phổ biến nhất, trẻ sơ sinh bị nhiễm RSV có nhiều khả năng bị viêm tiểu phế quản kèm theo thở khò khè và khó thở. Hầu hết người lớn và nhiều trẻ lớn bị nhiễm RSV chỉ bị cảm lạnh.

Viêm tiểu phế quản thường lây lan qua chất tiết của người mắc RSV (các giọt bắn tạo ra khi ho, hắt hơi hoặc thở; không vệ sinh tay khi chăm sóc). RSV ảnh hưởng đến hầu hết mọi trẻ em dưới 2 tuổi.

Một số yếu tố nguy cơ gây viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Ngoài nguyên nhân trực tiếp gây bệnh bên trên, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tiểu phế quản ở trẻ:

  • Trẻ dưới ba tháng tuổi 
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân
  • Tiếp xúc với nguồn lây bệnh
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch 
  • Trẻ có bệnh phổi mạn tính và các bệnh khác
  • Không được bú sữa mẹ (vì sữa mẹ cung cấp khả năng miễn dịch với bệnh tật)
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Trẻ có mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai

Như vậy, có thể thấy việc hạn chế các nguồn lây virus có thể giảm đáng kể tình trạng bị viêm tiểu phế quản ở trẻ. Phụ huynh có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các nhóm bệnh lây qua đường hô hấp cho trẻ hạn chế việc trẻ bị mắc bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết