Đề phòng 5+ biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2
Đề phòng 5+ biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2
Hơn 5 biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh: BookingCare
Hơn 5 biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh: BookingCare

Đề phòng 5+ biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 14/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, do đó chúng ta cần nhận biết dấu hiệu và cách hòng ngừa các biến chứng này từ sớm.

Theo thống kê từ Hiệp hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, trong số hơn 5 triệu người Việt Nam bị tiểu đường, có tới 95% người mắc tiểu đường tuýp 2. Không chỉ phổ biến, mà bệnh tiểu đường tuýp 2 khi tiến triển thành các biến chứng sẽ rất nguy hiểm, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ tử vong. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những biến chứng tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải và cách phòng ngừa mỗi biến chứng.

Để bạn đọc tham khảo thông tin tin cậy, hữu ích trong phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2, BookingCare chia sẻ cẩm nang "Các bước phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2". Cẩm nang được cố vấn chuyên môn bởi TS.BS Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Xanh Pôn. 

1, Biến chứng thần kinh

Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng thành mạch máu nhỏ (mao mạch) cung cấp các sợi thần kinh, đặc biệt là ở chân. Tổn thương này gây ra các triệu chứng sau: Cảm giác ngứa ran, tê, nóng rát hoặc đau thường bắt đầu ở ngón chân hoặc ngón tay và lan lên trên. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát đúng cách, cnguy cơ biến chứng dẫn đến đoạn chi cũng sẽ tăng.

Để phòng ngừa biến chứng về thần kinh, người bệnh ngoài việc tuân trị, kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, cũng cần cẩn thận kiểm tra xem có vết thương nào không và chăm sóc vết thương kĩ càng, tránh trường hợp nhiễm trùng.

2, Biến chứng về thận

Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ giúp lọc các chất thải ra khỏi cơ thể. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các hệ thống lọc này. Cuối cùng nó có thể dẫn đến suy thận và bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục. Trong trường hợp này, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận là bắt buộc.

Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng về thận ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.

3, Biến chứng về mắt

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều mắc bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa. Lượng đường trong máu cao kéo dài, huyết áp cao và cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát tuân thủ điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp và mức đường huyết.

4, Biến chứng về tim mạch

Tiểu đường và biến chứng tim mạch có mối liên quan mật thiết. Đường huyết cao có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến tim mạch, bao gồm: huyết áp cao, tuân thủ điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp và mức đường huyết,... Từ đó, dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ.

Để phòng ngừa nguy cơ mắc biến chứng về tim mạch ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh nên chú trọng vào chế độ ăn uống và tập luyện. Chế độ ăn nên chứa nhiều chất béo tốt từ cá béo, các loại hạt, các loại dầu thực vật,... kết hợp với việc tập thể dục, thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp, mỡ máu, cholesterol để bảo đảm cho sức khỏe về tim mạch.

5, Một số biến chứng tiểu đường tuýp 2  khác

Ngoài những biến chứng phổ biến ở trên, người bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có thể gặp phải các biến chứng khác như:

  • Biến chứng về da: Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề da như nấm, viêm da, và viêm nhiễm nướu
  • Biến chứng thai kỳ: Đối với phụ nữ mang thai, tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe cho mẹ và thai nhi
  • Biến chứng hô hấp: Tiểu đường tuýp 2 có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản
  • Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ

Khi tiểu đường tuýp 2 đã phát triển thành các biến chứng tức là bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, việc điều trị không chỉ tập trung vào việc kiểm soát đường huyết mà còn cần điều trị của các biến chứng. Để ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên thực hiện tốt việc kiểm soát đường huyết và tuân thủ lịch thăm khám định kỳ theo đúng chỉ định của các bác sĩ Nội tiết.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết