Điều trị viêm gan tự miễn như thế nào?
Điều trị viêm gan tự miễn như thế nào?
Điều trị viêm gan tự miễn như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Điều trị viêm gan tự miễn như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 13/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/01/2024
Viêm gan tự miễn là một căn bệnh gan mạn tính gây ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào gan của chính cơ thể. Vì vậy cách điều trị viêm gan tự miễn luôn được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Điều trị viêm gan tự miễn là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị viêm gan tự miễn như sử dụng thuốc kháng viêm steroid, thuốc ức chế miễn dịch và thậm chí là phẫu thuật ghép gan.

Bài viết có đề cập đến một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm gan tự miễn. Tuy nhiên, việc điều trị cụ thể phải được tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị viêm gan tự miễn

Điều trị bằng thuốc

Điều trị viêm gan tự miễn bằng cách sử dụng corticosteroids ở liều cao để làm giảm tình trạng viêm và kiềm chế phản ứng miễn dịch tự phát, sau đó giảm liều dần. Prednisone là loại thuốc được sử dụng và nghiên cứu nhiều nhất để điều trị bệnh viêm gan tự miễn. Nó có hiệu quả tốt đối với phần lớn người bệnh, nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong trường hợp này, lựa chọn thay thế là thuốc budesonide.

Azathioprine là một loại thuốc ức chế miễn dịch có thể sử dụng kết hợp với corticosteroids hoặc sau khi hoàn tất một đợt điều trị bằng corticosteroids. Azathioprine có ít tác dụng phụ hơn so với corticosteroids, do đó nó phù hợp hơn cho việc duy trì điều trị lâu dài.

Tác dụng phụ của việc sử dụng corticosteroids lâu dài có thể bao gồm:

  • Tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
  • Rối loạn tâm trạng như lo âu và trầm cảm.
  • Mờ mắt 
  • Loãng xương .
  • Đái tháo đường.
  • Tăng huyết áp.

Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể bao gồm:

  • Dễ bị nhiễm trùng.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Phát ban da.
  • Dễ bầm tím và chảy máu.
  • Suy giảm chức năng thận.
  • Viêm tụy.

Khi sử dụng các loại thuốc này, bác sĩ sẽ theo dõi bạn để kiểm tra tác dụng phụ và thay thế thuốc khác nếu tác dụng phụ thuốc quá mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ghép gan

Trong trường hợp điều trị thuốc không hiệu quả hoặc gan bị tổn thương không thể phục hồi, ghép gan là lựa chọn cuối cùng. Quá trình ghép gan thường sử dụng lá gan từ người hiến tặng đã qua đời hoặc còn sống. Trong quá trình ghép gan, lá gan bị tổn thương của bệnh nhân sẽ được cắt bỏ và thay thế bằng lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Ghép gan là một phương pháp điều trị viêm gan tự miễn hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ cho những người mắc các bệnh về gan.

Viêm gan tự miễn có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm gan tự miễn không thể chữa khỏi được, nhưng nó có thể thuyên giảm nếu được điều trị đúng cách. Nếu bạn ngừng điều trị, tình trạng viêm này có thể tái phát. Hầu hết mọi người (80%) ngừng thuốc đều sẽ bị tái phát và cần phải tiếp tục sử dụng thuốc.

Chỉ có 50% khả năng bệnh nhân sống được đến 5 năm nếu không được điều trị. Nếu bệnh nhân được điều trị đầy đủ, bệnh nhân có 90% khả năng sống thêm 10 năm và 70% khả năng sống thêm 20 năm. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 15% bệnh nhân đã được điều trị tiến triển thành xơ gan sau khoảng 10 đến 20 năm..

Điều này có thể xảy ra nếu việc điều trị thất bại, cơ thể không đáp ứng đầy đủ với việc điều trị hoặc nếu bệnh tái phát nhiều lần. Khi tái phát, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về điều trị viêm gan tự miễn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng liên quan hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết