Đọc ngay: Điếc đột ngột có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 20/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 26/11/2023
Điếc đột ngột có nguy hiểm không
Điếc đột ngột có nguy hiểm không - Ảnh: BookingCare
Điếc đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan là thính giác mà còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày vì thế người bệnh rất quan tâm đến vấn đề điếc đột ngột có nguy hiểm không. Cùng BookingCare giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, điếc đột ngột đang có xu hướng tăng nhanh và đặc biệt hay gặp trong độ tuổi lao động, hiểu thêm về điếc đột ngột có nguy hiểm không là một cách giúp người bệnh bình tĩnh khi gặp phải vấn đề này.        

Điếc đột ngột có nguy hiểm không

Việc mất hoàn toàn thính lực không chỉ là vấn đề tại một cơ quan mà ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, quan hệ giao tiếp xã hội, chính vì thế những người bị bệnh thường quan tâm đến vấn đề điếc đột ngột có nguy hiểm hay không. 

Bệnh điếc đột ngột thường dễ bị bỏ sót, hoặc là nhầm lẫn với các bệnh dẫn đến người bệnh thường đến khám muộn, bỏ lỡ thời gian vàng điều trị. Các nguyên nhân có thể do sự chủ quan của người bệnh vì cho rằng nghe kém do ráy tai, viêm nhiễm. Nghe kém đi cùng các triệu chứng chóng mặt, đau đầu khiến người bệnh nhầm lẫn với tiền đình và đến khám chuyên khoa thần kinh thay vì đến khám chuyên khoa tai mũi họng.

Bệnh điếc đột ngột có khả năng hồi phục tự nhiên sau vài ngày, tuy nhiên bệnh nguy hiểm ở chỗ việc đánh giá khả năng tự hồi phục là rất khó, nếu điều trị muộn có thể điếc vĩnh viễn. Ngoài ra trong các nguyên nhân gây điếc đột ngột có một số ít nguyên nhân do tổn thương tại hệ thần kinh, vì thế để tránh bỏ lỡ điều trị hiệu quả người bệnh cần đến thăm khám ngay khi có các triệu chứng của bệnh.

Ảnh hưởng của bệnh điếc đột ngột lên đời sống

Thính giác là một trong năm giác quan đặc biệt của con người. Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh, giúp con người liên hệ và cảm nhận thế giới xung quanh.

Điếc khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong vấn đề tự bảo vệ bản thân (không kịp phản xạ khi có âm thanh cảnh báo nguy hiểm).

Những trường hợp mắc bệnh điếc đột ngột gặp trở ngại lớn trong giao tiếp xã hội và nâng cao nhận thức, đặc biệt nghe kém cũng là một trong ba nguyên nhân gây sa sút trí tuệ.

Theo các nghiên cứu gần đây điếc đột ngột gặp rất nhiều ở độ tuổi lao động (dưới 60 tuổi), như ở Mỹ, hằng năm có khoảng 65000 người mắc mới, nếu như không được điều trị đúng người bệnh có thể chuyển thành nghe kém vĩnh viễn không hồi phục. 

Phòng ngừa bệnh điếc đột ngột

Cách phòng ngừa đơn giản và hiệu quả đó nghỉ ngơi, giảm tình trạng căng thẳng, thư giãn hợp lý. Tránh thức khuya, làm việc quá sức, tránh cảm xúc mạnh như lo lắng quá nhiều, ngoài ra tăng sức đề kháng bằng cách:

  • Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả.
  • Tập thể dục hoặc các bộ môn vận động nhẹ giúp cơ thể giảm căng thẳng và ngủ sâu hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, bia rượu, thuốc lá …
  • Tránh tiếng ồn, tránh sử dụng các thiết bị tai nghe nhiều.
  • Bảo vệ tai khi phải làm việc, hoạt động trong môi trường tiếng ồn cao.
  • Tránh gây chấn thương cho tai, không ngoáy tai hay đưa các vật lạ vào tai.
  • Tránh gió lạnh, tắm khuya, nên tắm nước ấm.
  • Hạn chế gây áp lực đột ngột cho tai.
  • Không sử dụng các thuốc gây độc cho tai.

Ngoài ra cần điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch.

Bệnh điếc đột ngột gây ảnh hưởng nhiều lên sức khỏe và tinh thần vì thế ngay khi nhận thấy các triệu chứng của điếc đột ngột hãy đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng.