Theo thống kê hằng năm có khoảng 5-27/100000 dân bị bệnh điếc đột ngột, chủ yếu gặp ở người lớn trong khoảng 30 đến 60 tuổi. Bệnh rất hay gặp trong giai đoạn thời tiết giao mùa hiện nay. Nếu không điều trị kịp thời bệnh gần như không có khả năng tự hồi phục. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị điếc đột ngột trong bài viết dưới đây.
Điếc đột ngột là tình trạng suy giảm sức nghe ít nhất 30 decibel ở 3 tần số liên tiếp xảy ra trong vòng 72h. Điếc đột ngột thường ở một bên tai, là cấp cứu nội khoa cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhiều trường hợp mắc phải tình trạng suy giảm thính giác đột ngột trì hoãn việc đi khám vì cho rằng việc mất thính giác là do bít tắc ráy tai, nhiễm virus dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng điều trị bệnh.
Điếc đột ngột do tổn thương tai trong, thần kinh thính giác hoặc trung tâm thính giác ở não. Có rất nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột tuy nhiên chỉ có 10% trong số đó tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gây bệnh, một vài nguyên nhân thường gặp như:
Các triệu chứng báo hiệu của bệnh điếc đột ngột thường xảy ra đột ngột
Theo các nghiên cứu gần đây điếc đột ngột gặp rất nhiều ở độ tuổi lao động (dưới 60 tuổi), như ở Mỹ, hằng năm có khoảng 65000 người mắc mới, nếu như không được điều trị đúng người bệnh có thể chuyển thành nghe kém vĩnh viễn không hồi phục.
Thính giác ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, điếc đột ngột gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, mất thính giác dẫn đến mất mối liên hệ với những người xung quanh. Nghe kém cũng là một trong ba nguyên nhân chính gây sa sút trí tuệ.
Khi phát hiện nghe kém đột ngột cần đến khám chuyên khoa tai mũi họng sớm, không nên tự ý điều trị để không bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Việc phục hồi khả năng nghe của tai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, có các triệu chứng chóng mặt, ù tai kèm theo, mức độ nghe kém và đặc biệt là thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện đến lúc được điều trị.
Tránh các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh và đừng chủ quan khi có các triệu chứng báo hiệu của bệnh điếc đột ngột.
Điếc đột ngột ngoài nghe kém ra thường kèm theo chóng mặt nên người bệnh thường dễ nhầm lẫn và đến khám tại khoa thần kinh. Vì thế nên tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh điếc đột ngột để tránh nhầm lẫn và mất thời gian.
Đánh giá hay chẩn đoán điếc đột ngột bao gồm phát hiện, phân loại mức độ, xác định nguyên nhân. Quá trình này được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa bao gồm:
Chẩn đoán điếc đột ngột khi kết quả đo thính lực cho thấy nghe kém tiếp nhận, mất từ 30 decibel trở lên ở ít nhất ba tần số liên tiếp.
Để điều trị điếc đột ngột đến sớm với thời gian lý tưởng là một đến ba ngày, phương pháp phổ biến hiện nay là tiêm corticosteroid xuyên màng nhĩ vào tai trong (tiêm xuyên nhĩ) kết hợp với điều trị thuốc nội khoa giúp chống viêm và tăng cường tưới máu đến hệ thống tai. Tuy nhiên ngay cả khi được điều trị kịp thời cũng có thể sẽ không lấy lại được thính giác hoàn toàn.
Nếu trường hợp đến muộn và bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, thất bại với điều trị, tổn thương quá nặng không đáp ứng điều trị các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh khi điếc từ nhẹ đến trung bình hoặc phương pháp cấy ốc tai điện tử với trường hợp điếc sâu cả hai bên, cấy trợ thính đường xương với trường hợp điếc sâu một bên.
Bệnh điếc đột ngột là một cấp cứu nội khoa, cần được điều trị sớm, vì vậy ngay khi gặp các dấu hiệu của bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được tư vấn và điều trị kịp thời.