Đốt sóng cao tần có ưu và nhược điểm gì?
Đốt sóng cao tần có ưu và nhược điểm gì?
Ưu và nhược điểm của đốt sóng cao tần
Ưu và nhược điểm của đốt sóng cao tần - Ảnh: BookingCare

Đốt sóng cao tần có ưu và nhược điểm gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 30/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 17/01/2024
Đốt sóng cao tần là một lựa chọn trong điều trị “ đa mô thức” đối với bệnh lý ung thư. Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên kỹ thuật nào cũng có hai mặt và đốt sóng cao tần cũng có ưu và nhược điểm của nó.

Đốt sóng cao tần (RFA - Radio Frequency Ablation) từ khi ra đời đến nay đã có nhiều tiến bộ về mặt công nghệ với nhiều thế hệ máy ra đời, cũng như các kỹ thuật thực hiện , mang lại nhiều lợi ích và đồng thời đối mặt với những thách thức. 

Cùng BookingCare phân tích ưu và nhược điểm của RFA để đánh giá khả năng và giới hạn của phương pháp này qua bài viết dưới đây.

Đốt sóng cao tần có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm của đốt sóng cao tần

Xâm lấn tối thiểu và hệ số an toàn cao

đốt sóng cao tần có thể được sử dụng kết hợp trong khi mổ mở hoặc mổ nội soi. nhưng khi nó được thực hiện qua da nó là một phương pháp xâm lấn tối thiểu , giúp giảm rủi ro nhiễm trùng và đau đớn cho bệnh nhân, thời gian thực hiện thường ngắn, và bệnh nhân có thể theo dõi tại nhà sau điều trị. 

Chính xác và tập trung

Với sự tiến bộ của công nghệ đã cho ra đời nhiều thế hệ máy, với nhiều đầu kim có kích cỡ khác nhau, giúp khả năng tập trung sóng âm vào một điểm nhỏ, hệ thống làm lạnh đi kèm, nên nó có thể tiêu diệt được tế bào u và ít làm tổn thương mô lành.

Thời gian phục hồi ngắn

Thời gian phục hồi sau điều trị RFA thường ngắn hơn so với nhiều phương pháp truyền thống, thậm chí bệnh nhân có thể theo dõi tại nhà sau điều trị.

Kiểm soát bằng hình ảnh

Sự kiểm soát bằng hình ảnh trong quá trình điều trị giúp đảm bảo chính xác và an toàn của quá trình, với việc sử dụng siêu âm hoặc cộng hưởng từ.

Ứng dụng rộng rãi

RFA có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư khác nhau và ở nhiều vùng cơ thể, như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư thận, thượng thận, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, u tuyến giáp, hay các bệnh lý ngoài ung thư như tim mạch, thần kinh. Nó có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị để khỏi bệnh, cũng lại có thể được sử dụng là một phương pháp điều trị hỗ trợ nhằm giảm đau hay giảm triệu chứng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. 

Nhược điểm của đốt sóng cao tần

Giới hạn kích thước u

RFA thích hợp cho u nhỏ đến trung bình. Trong trường hợp u lớn, sóng âm có thể không đủ lớn để điều trị hiệu quả, hoặc nếu có thì phải điều trị thành nhiều lần, nhiều đợt do vậy làm kéo dài quá trình điều trị và tăng chi phí. 

Khả năng thấp trong mô mập và mô xương

Mô mập và mô xương có thể hấp thụ và phản xạ sóng âm, làm giảm hiệu suất của RFA trong những vùng này.

Chưa đạt đến những vùng sâu bên trong cơ thể

RFA gặp khó khăn khi điều trị các u nằm sâu bên trong cơ thể do sóng âm phải đi qua nhiều lớp mô khác nhau. Mô có kích thước dày có thể giảm khả năng thâm nhập của sóng âm, làm giảm hiệu quả của RFA trong những vị trí này.

Chi phí và khả năng tiếp cận

Các thiết bị RFA có chi phí cao, và việc tiếp cận tới các cơ sở y tế có thể hạn chế, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện kinh tế thấp, khó khăn trong tiếp cận công nghệ mới.

Cần sự chuyên nghiệp và đào tạo chuyên sâu

Đốt sóng cao tần là một kỹ thuật không quá khó, tuy nhiên nó cũng cần có sự đào tạo chuyên sâu. Điều đáng nhắc tới và cần nhấn mạnh ở đây rằng mỗi một kỹ thuật nó giống như một công cụ trong tay người thầy thuốc, sử dụng nó hiệu quả thế nào và làm sao là do bản thân người sử dụng. Nếu chúng ta là người bệnh hay người nhà người bệnh, hãy lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia để cùng đưa ra lựa chọn sáng suốt, phù hợp với bản thân và tình trạng bệnh của mình. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare