Công nghệ đốt sóng cao tần: Bước đột phá trong điều trị ung thư?
Công nghệ đốt sóng cao tần: Bước đột phá trong điều trị ung thư?
Công nghệ đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư
Công nghệ đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư - Ảnh: BookingCare

Công nghệ đốt sóng cao tần: Bước đột phá trong điều trị ung thư?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 30/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 17/01/2024
Đốt sóng cao tần là một trong những phát minh sáng tạo của con người trong điều trị ung thư. Phương pháp này đã mở ra một bước tiến mới giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân và nâng cao tỷ lệ hồi phục cho bệnh nhân ung thư.

Đốt sóng cao tần lần đầu tiên được ứng dụng trong điều trị y học là vào khoảng năm 1931, khi một bác sĩ phẫu thuật người Đức sử dụng nó để điều trị bệnh lý  đau thần kinh do hạch thần kinh sinh ba. Sau đó khoảng 30 năm thì có sự ra đời của các công nghệ về đốt sóng cao tần trên thị trường. 

Ngày nay đốt sóng cao tần được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực điều trị y học, đặc biệt là trong ung thư, ví dụ như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư đường tiêu hóa, ung thư tiền liệt tuyến, …

Ngày nay điều trị ung thư vẫn dựa vào điều trị đa mô thức là chủ yếu, tức là kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau. Hiểu theo một cách khác thì nghĩa là chúng ta vẫn chưa có một phương pháp điều trị nào có tính triệt để tuyệt đối. Mỗi một cách điều trị luôn có ưu và nhược điểm của riêng nó. 

Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… vẫn đem lại những hiệu quả tích cực trong loại bỏ tổn thương và nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn có những hạn chế.

Đốt sóng cao tần ngày càng phát triển, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp cho phương pháp này ngày càng được cải tiến, nâng cao hiệu quả của điều trị cũng như càng nhiều mặt bệnh lý có thể được điều trị bởi nó. Hãy cùng BookingCare tìm hiểu đốt sóng cao tần là gì qua bài viết dưới đây.

Nguyên lý hoạt động của đốt sóng cao tần

Đốt sóng cao tần - RFA (Radio Frequency Ablation) về bản chất là một phương pháp điều trị đốt nhiệt (sử dụng nhiệt độ để đốt hủy tế bào), tương tự như các phương pháp khác như Tiêm cồn, đốt sóng Microwave, hay đốt Laser. Hoạt động của nó dựa trên nguyên lý tạo ra nhiệt độ cao tại một vị trí cụ thể trong cơ thể bệnh nhân.

Nguyên lý hoạt động thiết bị đốt sóng cao tần - Ảnh: BV Bạch Mai
Nguyên lý hoạt động thiết bị đốt sóng cao tần - Ảnh: BV Bạch Mai

(1) máy phát sóng cao tần (RF generator), 

(2) Bơm nước làm mát (pump), 

(3) đầu đốt (hay kim đốt) (RF electrode), 

(4) miếng dán tiếp xúc (grounding pad), 

(5) đầu dò máy siêu âm (transducer).

Sóng âm cao tần được tập trung chính xác vào vùng ung thư, tạo ra nhiệt độ cao đủ để tiêu diệt tế bào ung thư mà  ít gây hại cho các tế bào lành xung quanh. Điều này giúp giảm tổn thương cho mô xung quanh và cung cấp một phương pháp xâm lấn tối thiểu.

Tạo sóng âm cao tần

Một bộ phát sóng âm cao tần tạo ra sóng âm với tần suất cao (vượt qua biên độ của âm thanh có thể nghe được bởi tai người). Sóng âm này có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các bộ biến đổi sóng đặt trên da hoặc thông qua các vị trí khác tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.

Tập trung sóng âm vào vị trí tổn thương

Sóng âm cao tần sau đó được tập trung chính xác vào một vùng tổn thương cụ thể trong cơ thể nhờ sử dụng các thấu kính sóng và hệ thống tập trung sóng.

Tăng nhiệt độ tại vị trí xác định

Tại vị trí xác định, năng lượng sóng âm được chuyển đổi thành nhiệt độ, tạo ra một khu vực nhiệt độ cao tại nơi đó. Nhiệt độ tăng lên đủ cao để tiêu diệt tế bào ung thư (khoảng 50 độ C thì tế bào bắt đầu bị đông vón protein và trở nên xơ hóa) mục tiêu mà ít làm tổn thương mô xung quanh.

Kiểm soát và theo dõi quá trình

Quá trình đốt sóng cao tần thường được kiểm soát và theo dõi bằng cách sử dụng các hệ thống hình ảnh y tế như siêu âm, MRI, hay hệ thống quan sát thời gian thực để đảm bảo sự chính xác và an toàn của quá trình.

Lợi ích của đốt sóng cao tần trong điều trị ung thư

RFA đem lại những lợi ích trong điều trị bệnh ung thư mà các phương pháp điều trị khác khó có thể đem lại được:

  • Xâm lấn tối thiểu: tùy thuộc vào các bệnh lý và tình trạng cụ thể mà đốt sóng cao tần có thể được ứng dụng khác nhau. Nó có thể được sử dụng ngoài da dưới sự hướng dẫn hình ảnh của siêu âm hay MRI (cộng hưởng từ), hoặc được sử dụng kết hợp khi mổ mở hoặc kết hợp với nội soi. Chính xác và tập trung: RFA cho phép tạo ra một điểm nhiệt độ cao tại vùng ung thư mục tiêu mà ít ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh.
  • Ít tác dụng phụ: so với một số phương pháp khác, đốt sóng cao tần ít tác dụng phụ hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị.
  • Thời gian phục hồi ngắn: Thời gian phục hồi sau điều trị bằng RFA thường ngắn hơn so với nhiều phương pháp truyền thống khác. Điều này giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.
  • Kiểm soát bằng hình ảnh: Quá trình điều trị RFA thường được kiểm soát và hỗ trợ bằng hệ thống hình ảnh y tế như siêu âm hoặc MRI. Điều này giúp đảm bảo sự chính xác và an toàn của quá trình điều trị.
  • Đa dạng ứng dụng: RFA có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư tử cung, và nhiều vùng khác. Điều này làm cho phương pháp này linh hoạt và có tiềm năng rộng lớn trong lĩnh vực điều trị ung thư.
  • Đối với những trường hợp không thể phẫu thuật: RFA có thể là một lựa chọn tốt cho những trường hợp ung thư không thể phẫu thuật do vị trí phức tạp hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Hạn chế tác động lên mô xung quanh: Do tính chính xác của phương pháp, RFA giảm thiểu tác động lên các cấu trúc xung quanh, giảm nguy cơ tổn thương cho các mô và cơ quan lân cận.

Các ứng dụng của RFA cụ thể trong điều trị ung thư

Đốt sóng cao tần trung u gan - Ảnh: Freepik
Đốt sóng cao tần trung u gan - Ảnh: Freepik
  • Ung thư gan: phẫu thuật vẫn là một lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan mà có thể phẫu thuật được là rất thấp do thường có bệnh lý xơ gan kèm theo, toàn trạng chung của bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật, hay do các bệnh lý phối hợp, hay giai đoạn bệnh không còn chỉ định phẫu thuật, hay thậm chí là do bệnh nhân không muốn thực hiện phẫu thuật. Khi đó, đốt sóng cao tần là một giải pháp hiện có rất hiệu quả. 
  • U phổi: cũng tương tự như trong u gan thì phẫu thuật vẫn thường là lựa chọn ưu tiên trong điều trị u phổi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, RFA có thể được sử dụng và đem lại hiệu quả cao.
  • cũng gần tương tự như vậy đối với nhiều loại ung thư khác như thận, tuyến thượng thận, tiền liệt tuyến, buồng trứng, vú, một số ung thư đường tiêu hóa, đốt sóng cao tần cũng có thể được sử dụng và đem lại hiệu quả tốt. , 
  • Bệnh lý tuyến giáp: đốt sóng cao tần ngày nay đang được sử dụng cho cả bệnh lý u lành và ung thư tuyến giáp. Với các u lành nó được chỉ định điều trị khi khối u gây ảnh hưởng đến chức năng của bệnh nhân hoặc là gây mất thẩm mỹ. Đối với ung thư nó chủ yếu được sử dụng trong các trường hợp ung thư tái phát tại vùng hay tại hạch mà việc phẫu thuật có rủi ro cao. 
  • Đốt sóng cao tần ung thư tuyến giáp nguyên phát được ứng dụng cho các bệnh nhân không thể thực hiện được phẫu thuật, hay từ chối phẫu thuật, hay tuổi rất cao, và kết quả của nó trong trường hợp này vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu.

Bên cạnh đó có thể chứng kiến sự kết hợp của RFA với các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị, và các liệu pháp mới nổi bật để tăng cường hiệu quả điều trị.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare