Đừng tưởng rằng huyết áp thấp không nguy hiểm

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 09/08/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nhiều người cho rằng chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm mà xem nhẹ bệnh huyết áp thấp, thực tế căn bệnh này có thể dẫn đến suy tim, thậm chí cả ung thư

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Đừng tưởng rằng huyết áp thấp không nguy hiểm
Mọi người có thể tự kiểm tra chỉ số huyết áp bằng cách dùng máy đo huyết áp (Ảnh minh họa: pixabay.com)

Để hiểu được mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp, trước hết người bệnh cần biết định nghĩa về căn bệnh này. Huyết áp được đánh giá dựa trên 2 chỉ số gồm: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, huyết áp ở người lớn bình thường là khoảng 120/90 mmHg. Huyết áp thấp là khi chỉ số đó dưới mức 90/60 mmHg.

Mọi người có thể tự kiểm tra chỉ số huyết áp bằng cách dùng máy đo huyết áp. Nếu thấy chỉ số thường xuyên ở mức thấp, tốt nhất nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp. Từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu bổ sung như: đo huyết áp, xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim, thử nghiệm gắng sức.

Huyết áp thấp thực sự nguy hiểm

Bệnh huyết áp thấp đang bị xem nhẹ? Thực tế cho thấy đa số các bệnh nhân khám và điều trị các bệnh về huyết áp đều là người mắc huyết áp cao. Số lượng huyết áp thấp đi khám khá ít. Đó có thể là do người dân chưa hiểu rõ được mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống.

Đại đa số ý kiến cho rằng huyết áp thấp chỉ làm chóng mặt, nhức đầu, do vậy chỉ cần vận động nhẹ nhàng và chú ý xung quanh là được. Nhưng kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy số người bị đột quỵ, suy tim có huyết áp thấp thậm chí ngang ngửa với số đối tượng có huyết áp cao. Đáng chú ý hơn nữa là số trường hợp tử vong do huyết áp thấp thậm chí còn cao hơn số nạn nhân mắc huyết áp cao.

Trước nay, nói đến tim mạch mọi người thường nghĩ đến huyết áp cao mà “cố tình quên đi” sự tồn tại của huyết áp thấp. Bất kỳ sự thay đổi huyết áp nào trong cơ thể đều là dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh. Huyết áp thấp đồng nghĩa với tình trạng tim không thể đẩy máu đến mọi ngõ ngách của cơ thể, vùng càng xa tim càng chịu thiệt thòi. Nếu huyết áp cao làm áp lực dòng máu tăng mạnh, gây ra các tổn thương, bào mòn lên thành mạch và gây ra xuất huyết não, thì áp lực dòng máu yếu, diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tình trạng các tế bào không được cung cấp đủ dưỡng khí. Trái ngược với nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp thì sẽ có thiếu máu cơ tim, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh rằng, trong vùng trung tâm của ung bướu ác tính bao giờ cũng có hiện tượng thiếu dưỡng khí.

Thực tế, bệnh huyết áp thấp nếu không được kiểm tra và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên môn cũng có nhiều khả năng bị nhầm lẫn sang bệnh khác. Về cơ bản, biểu hiện lâm sàng của huyết áp thấp giống 1 phần so với các bệnh rối loạn tiền đình, suy nhược cơ thể, thiếu cân vì kiêng khem thái quá, thiếu ngủ, hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc khác... Khám không đúng bệnh, không đúng bác sĩ, điều trị triệu chứng nhưng không giải quyết tận gốc vấn đề không những lãng phí thời gian mà còn kéo dài thời gian ủ bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Có thể chữa khỏi bệnh huyết áp thấp không?

Huyết áp thấp là bệnh thường gặp trong xã hội, nhưng người bị huyết áp thấp thường chủ quan, xem nhẹ sức khỏe của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, điều trị khó hơn và đặc biệt nguy hiểm với tình trạng tụt huyết áp bất ngờ mà không được sơ cứu kịp thời. Tốt hơn hết, người bệnh nên tự trang bị kiến thức phòng ngừa, điều trị từ lối sống, sinh hoạt để cải thiện sức khỏe cho chính bản thân mình.

Huyết áp thấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp. Nhiều người nghĩ rằng để khắc phục tình trạng huyết áp thấp chỉ cần uống trà và cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên những thức uống này chỉ có thể khắc phục tạm thời mà thôi. Do vậy ngoài việc giảm triệu chứng, nguyên tắc chính trong điều trị là phải nâng chỉ số huyết áp về mức ổn định hơn. Như vậy người bệnh mới tránh được những cơn tụt huyết áp đột ngột về sau.

Một số biện pháp phòng tránh hạ huyết áp đột ngột

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt ở nhiều phụ nữ thường có thói quen giảm cân, ăn uống thiếu khoa học.
  • Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy. Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.
  • Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, Yoga đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn.
  • Nên chữa trị tốt những bệnh mạn tính mà mình đã mắc phải như: đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính…

Tại sao phải đi khám với các bác sĩ

Một thực trạng thường xảy ra, đặc biệt ở những người trung và cao tuổi, đó là sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị các bệnh huyết áp. Có thể có nhiều loại thảo dược có tác dụng thật sự, tuy nhiên vẫn còn nhiều bài thuốc truyền miệng và chưa được khoa học chứng minh. Sử dụng thuốc một cách tùy tiện không những không cải thiện được tình trạng bệnh mà thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc, hoặc các tác dụng phụ khác.

Huyết áp thấp liên quan trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng làm việc của bạn, chưa kể đến nó có thể dẫn đến đột quỵ và nhiều hệ quả khác. Với một căn bệnh khó điều trị và nguy hiểm như thế, đòi hỏi cần thiết phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Phương pháp điều trị phải kết hợp giữa sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt hợp lý. Đến thăm khám với bác sĩ để biết chính xác tình trạng bệnh của mình, mức độ nguy hiểm như thế nào, để có kế hoạch điều trị lâu dài.

Các bác sĩ khám và điều trị các bệnh tim mạch huyết áp

Hiện nay, tại các bệnh viện đa khoa đều đã có các bác sĩ khoa Tim mạch. Tuy nhiên, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là danh sách một số bác sĩ đầu ngành, đã có nhiều thành tựu với nền y học nước ta, bệnh nhân có thể tham khảo:

1. Giáo sư Phạm Gia Khải

  • Nguyên Chủ tịch Hiệp Hội Tim Mạch Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc Viện Tim Mạch Việt Nam

2. Giáo sư Nguyễn Lân Việt

  • Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam
  • Nguyên Viện trưởng Viện Tim Mạch Quốc
  • Cùng với Giáo sư Khải, Giáo sư Việt là người Thầy của nhiều thế hệ bác sĩ Tim mạch hiện nay.

3. Giáo sư Đỗ Doãn Lợi

  • Viện trưởng Viện Tim Mạch Quốc Gia
  • Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai
  • Trưởng Bộ môn Tim Mạch – Đại học Y Hà Nội.

4. Pgs.Ts Nguyễn Ngọc Tước

  • Nguyên phó Viện trưởng - Viện Tim mạch Quốc gia
  • Nguyên trưởng khoa C3 Cấp cứu tim mạch tại Viện Tim mạch Quốc gia.
  • Ông hiện đang khám tại phòng khám Nội Tim mạch Thăng long.

5. Pgs.Ts Phạm Mạnh Hùng

  • Tổng thư ký Hội Tim mạch Việt Nam
  • Phó Viện trưởng viện Tim Mạch Quốc Gia
  • Trưởng phòng Tim Mạch Can Thiệp – Viện Tim mạch Quốc Gia.
  • Ông là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về Tim mạch Can thiệp. Ông cùng với Pgs.Ts Nguyễn Quang Tuấn nhận giải thưởng "Nhân tài Đất Việt" cho lĩnh vực y tế.

6. Bác sĩ Cao cấp Trịnh Xuân Hội

  • Bác sỹ Cao cấp chuyên khoa Tim Mạch
  • Nguyên trưởng Khoa Can thiệp Tim mạch và cấp cứu tim mạch - Viện Tim mạch Quốc gia.
  • Ông là một trong những chuyên gia đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản tại Hà Lan về Tim mạch can thiệp. Là người đã dìu dắt nhiều thế hệ bác sĩ tim mạch can thiệp hiện nay.

Khám và điều trị huyết áp thấp người bệnh có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch. Tuy nhiên có thể sẽ mất nhiều thời gian, vì các bệnh viện tại Hà Nội thường xảy ra tình trạng quá tải và chờ đợi.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám và điều trị huyết áp thấp. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh tim mạch từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/huyet-ap-thap-benh-khong-the-coi-thuong-2593081.html
2. http://www.dieutri.vn/timmach/25-4-2011/s32/huyet-ap-thap.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/