Giải đáp: Các phương pháp điều trị lao cột sống hiện nay
Giải đáp: Các phương pháp điều trị lao cột sống hiện nay
Các phương pháp điều trị lao cột sống hiện nay
Các phương pháp điều trị lao cột sống hiện nay - Ảnh: BookingCare

Giải đáp: Các phương pháp điều trị lao cột sống hiện nay

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 16/03/2024 | Cập nhật lần cuối: 04/04/2024
Điều trị lao cột sống là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và phòng ngừa lây nhiễm. Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại đã đưa ra những phương pháp điều trị lao cột sống phù hợp với từng trường hợp, giai đoạn bệnh, góp phần không nhỏ đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Lao cột sống là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thống cột sống của con người. Đây là một bệnh lý gây ra đau đớn cho người bệnh và gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy việc điều trị hiệu quả, đúng phác đồ, đúng giai đoạn cho người bệnh là vô cùng quan trọng.

Cùng BookingCare tìm hiểu những phương pháp điều trị lao cột sống để giúp bệnh nhân ổn định và cải thiện tình trạng sức khỏe qua bài viết dưới đây.

Các phương pháp điều trị lao cột sống

Mục tiêu điều trị lao cột sống là:

  • Chữa khỏi nhiễm khuẩn lao.
  • Làm ngừng phá huỷ xương do trực khuẩn lao gây nên.
  • Tạo điều kiện phục hồi xương đạt được độ chịu lực bình thường để cột sống có thể hoạt động được.

Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: dùng thuốc kháng lao, tăng cường sức chống đỡ của cơ thể, bất động tốt, phẫu thuật…Các phương pháp điều trị lao cột sống gồm:

Nội khoa

Dùng thuốc kháng lao theo chương trình chống lao quốc gia. 

Phác đồ II: thời gian tấn công là 3 tháng, nhưng đối với lao cột sống có thể kéo dài thời gian tấn công thêm 1 – 2 tháng tùy thuộc vào diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10-12 tháng.

Dùng kháng sinh kết hợp khi áp xe cột sống hay áp xe cơ thắt lưng chậu có tình trạng bội nhiễm tạp trùng. Dùng thuốc giảm đau không gây nghiện như Paracetamol + Tramadol, giảm đau thần kinh như: Gabapentin,...

Bất động cột sống không có vai trò quan trọng trong điều trị lao cột sống, bệnh nhân vẫn đi đứng sinh hoạt bình thường, nếu có đau cột sống thì mới hạn chế vận động cột sống.

Bệnh nhân không liệt chi nhưng đi đứng yếu, sức cơ có giảm vẫn điều trị nội khoa, nhưng khi diễn tiến sang tình trạng liệt chi, không đi đứng được cần chuyển sang can thiệp ngoại khoa điều trị liệt cho bệnh nhân.

Ngoại khoa

Chỉ định ngoại khoa khi có các triệu chứng sau:

  • Biến chứng liệt chi, không có cải thiện tình trạng liệt sau 3 tuần điều trị thuốc lao.
  • Đau nhiều khiến bệnh nhân không chịu đựng nổi thường do cột sống bị kênh không vững khi ngồi lên, đứng, đi lại và ấn vào gù.
  • Áp xe cơ thắt lưng chậu do lao cột sống vùng lưng thấp hay áp xe cạnh cột sống khác thấy được trên X quang hoặc MRI cột sống.

Điều kiện phẫu thuật: 

  • Bệnh nhân phải được dùng tối thiểu từ 2 – 3 tuần thuốc kháng lao trước ngày mổ.
  • Nếu bệnh nhân có lao phổi kết hợp thì xét nghiệm AFB trong đờm phải âm tính.
  • Đo chức năng hô hấp đảm bảo cho cuộc mổ.

Điều trị nội khoa sau phẫu thuật: Tiếp tục dùng thuốc kháng lao kéo dài theo quy định, tổng thời gian điều trị trung bình là 8 tháng, tuy nhiên với những tình huống nặng như tổn thương nhiều đốt sống, áp xe lớn vẫn còn mủ, tình trạng liệt vận động cải thiện ít, có thể kéo dài thời gian điều trị đến 12 tháng.

Phẫu thuật điều trị lao cột sống an toàn, hiệu quả với hệ thống Navigation - Ảnh: benhvienbaichay.vn
Phẫu thuật điều trị lao cột sống an toàn, hiệu quả với hệ thống Navigation - Ảnh: benhvienbaichay.vn

Tập vật lý trị liệu

Đối với những trường hợp tiến triển tốt, bệnh nhân không cần phải phẫu thuật, ngay khi có dấu hiệu vận động chi dưới (đi đứng yếu), bệnh nhân phải được tập vật lý trị liệu sớm, tập đi lại từ ít đến nhiều. Các trường hợp sau phẫu thuật giải áp chèn ép tủy sống do lao, cần phải tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt.

Vật lý trị liệu là một phương pháp quan trọng trong việc điều trị lao cột sống. Các bài tập và liệu pháp vận động được thiết kế đặc biệt để củng cố và cải thiện linh hoạt, giúp giảm áp lực lên cột sống và giảm đau cho người bệnh

Theo dõi điều trị

Người bệnh lao cột sống được theo dõi tái khám hàng tháng để phát hiện và xử lý các biến chứng kịp thời, tránh để lại di chứng không hồi phục, ngay cả khi đã ngừng điều trị vẫn phải tái khám mỗi 3 tháng trong năm đầu để phát hiện lao cột sống tái phát.

Thất bại điều trị dựa vào thời gian sự xuất hiện kéo dài hay biểu hiện trở lại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng xảy ra trong thời gian điều trị đã được ít nhất 5 tháng. Tái phát dựa vào thời gian xuất hiện trở lại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng xảy ra sau khi hoàn thành điều trị.

Bệnh nhân cần được làm kháng sinh đồ xem độ nhạy cảm thuốc của vi khuẩn lao để xác định lao kháng đa thuốc. Lao cột sống thất bại hay tái phát được chuyển sang công thức điều trị mới dựa vào độ nhạy cảm thuốc của vi khuẩn lao  và được can thiệp ngoại khoa đúng theo chỉ định. 

Điều trị lao cột sống đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt của nhiều phương pháp khác nhau. Trong hành trình điều trị lao cột sống, sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân, bác sĩ và đội ngũ chăm sóc y tế đóng vai trò quan trọng. Quá trình này không chỉ đòi hỏi những phương pháp y học tiên tiến mà còn đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện, từ vật lý trị liệu đến chăm sóc tâm lý và lối sống cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare