Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong theo hướng khiến hai đầu gối cách xa nhau khi đứng thẳng (hai mắt cá chân phía trong chạm nhau). Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Vậy lý do gây nên chân vòng kiềng là gì?
Trong quá trình phát triển của con người, mỗi bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ phát triển với tốc độ khác nhau, một số cơ quan quan trọng sẽ phát triển trước và một số sẽ bắt đầu phát triển và hoàn thiện muộn hơn.
Khi còn trong bụng mẹ, tư thế của trẻ là cong gập người và chân lại để vừa với không gian nhỏ hẹp. Do vậy, với trẻ sơ sinh, chân vòng kiềng được coi là sinh lý bình thường. Thông thường, tình trạng này sẽ bắt đầu cải thiện khi trẻ được 2 tuổi, khi khung xương của trẻ dần phát triển hoàn thiện hơn.
Chân vòng kiềng cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý khác.
Đây là tình trạng rối loạn tăng trưởng ở xương chày (xương ống chân). Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 chân ở đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Ở trẻ nhỏ, có thể khó phân biệt bệnh Blount với chân vòng kiềng do sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khác với chân vòng kiềng sinh lý, trẻ mắc bệnh Blount sẽ không tự cải thiện mà cần phải điều trị. Bác sĩ cũng có thể thấy được những sự bất thường đặc trưng trên hình ảnh X-quang xương của trẻ.
Loạn sản sụn hay còn gọi là bệnh lùn, đây là một dạng rối loạn tăng trưởng xương khiến xương trẻ không thể phát triển thêm cũng là một nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng.
Là bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình hồi phục của xương, nếu trẻ mắc bệnh này cũng có nguy cơ gây chân vòng kiềng.
Còi xương là bệnh tương đối phổ biến ở nước ta từ khoảng 20 năm về trước. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh còi xương là do thiếu những chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương chắc khỏe như canxi, phospho và vitamin D.
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng này khiến chân của trẻ mềm và yếu hơn, do đó không thể phát triển bình thường và dẫn đến bị cong vẹo.
Ở người lớn, chân vòng kiềng có thể là kết quả của bệnh viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp. Tình trạng này có thể làm mòn sụn và xương xung quanh khớp gối. Nếu xương bị mòn nhiều hơn ở mặt trong của khớp gối, chân có thể bị biến dạng vòng kiềng.
Trường hợp bị ngộ độc chì, ngộ độc flo đều ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Ngoài ra, nếu từng bị gãy chân mà không được điều trị hợp lý sẽ dẫn đến các biến chứng về sau như loạn sản xương, gây ra tình trạng chân vòng kiềng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của độc giả về nguyên nhân của tình trạng chân vòng kiềng.