Giải đáp: liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 04/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/12/2023
liet-day-than-kinh-so-7-co-nguy-hiem-khong
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người mắc bệnh - ảnh: BookingCare
Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không? Có những biến chứng gì có thể xảy ra cũng như các phương pháp chăm sóc, điều trị khi bị liệt dây thần kinh số 7 là gì? Tham khảo qua nội dung bài viết!

Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Trong một số trường hợp, liệt dây thần kinh chỉ là một hội chứng tạm thời, tuy nhiên một số trường hợp có thể xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Các rủi ro khi bị liệt dây thần kinh số VII

Liệt dây thần kinh số VII (hay liệt mặt) là tình trạng dây thần kinh số VII (dây thần kinh vi mô) bị tổn thương hoặc bị nén, gây ra các biến đổi ở một hoặc cả hai bên khuôn mặt. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này có thể gây ra nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Biến chứng và các bệnh lý liên quan đến liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 có thể cảnh báo một số tình trạng bệnh lý như:

  • Đột quỵ, các khối ở não, đầu hoặc cổ.
  • Bệnh Herpes sinh dục.
  • Bệnh Thủy đậu, bệnh Zona (herpes zoster).
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm (Epstein-Barr).
  • Các bệnh viêm hô hấp, bệnh Cúm, nhiễm trùng thần kinh.
  • Bệnh Sởi, Quai bị, Rubella, bệnh tay chân miệng (coxsackievirus).
  • Các bệnh rối loạn khác như tiểu đường, bệnh Lyme…

Các biến chứng liệt dây thần kinh số 7 thường gặp như:

  • Tổn thương từ nhẹ đến nặng các dây thần kinh mặt dẫn đến tình trạng méo mặt, chảy xệ da mặt, miệng, mắt hoặc làm thay đổi chức năng các bộ phận (không nhắm mắt, khép miệng được,...).
  • Sự tái phát triển không đều của các sợi thần kinh dẫn đến sự co rút bất thường của một số cơ vận động, khiến các bộ phận trên khuôn mặt không phối hợp nhịp nhàng (mắt không thể nháy hoặc nhắm mắt bình thường, một bên miệng khó hoặc không mỉm cười được…).
  • Xuất hiện các cơn đau ở góc hàm, thái xương, tai,…
  • Mù một phần hoặc toàn bộ mắt, không nhắm được mắt do không được cấp nước gây trầy xước lớp giác mạc.

Khả năng điều trị liệt dây thần kinh số 7

Mức độ tổn thương dây thần kinh quyết định khả năng điều trị liệt dây thần kinh số 7. Nếu một số chức năng vẫn còn, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tháng. Theo một số nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và điện cơ được thực hiện cho thấy khoảng 90% trường hợp bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn nếu các nhánh thần kinh ở mặt vẫn giữ được chức năng làm việc. 

Các lưu ý chăm sóc khi bị liệt dây thần kinh số 7

Người bệnh liệt dây thần kinh số 7 và người thân có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc như:

  • Vệ sinh vùng mặt hàng ngày, sử dụng nước nhỏ mắt để giữ cho mắt luôn ẩm và đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.
  • Loại bỏ vật trơn trượt trong nhà, sử dụng đèn đêm để giảm nguy cơ tai nạn, hạn chế việc lái xe khi còn triệu chứng bệnh.
  • Thực hiện các bài tập thư giãn, massage cơ mặt, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc xuyên đêm.
  • Tư vấn tâm lý giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần cho người bệnh.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ với bác sĩ để kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.

Trên đây là những giải đáp liên quan đến liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không. Để biết rõ hơn về tình trạng của mình, người bệnh và người thân nên tham khảo chẩn đoán của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc, điều trị để cải thiện sức khỏe tốt hơn.