Giải đáp: Phòng ngừa dịch hạch như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 14/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 17/01/2024
Dịch hạch có điều trị và  phòng ngừa được không?
Dịch hạch có điều trị và phòng ngừa được không? - Ảnh: BookingCare
Dự phòng bệnh dịch hạch là việc hết sức quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ biến chứng và tử vong cho bệnh nhân cũng như lây truyền bệnh cho cộng đồng. Dịch hạch đã từng mang lại “cái chết đen” cho toàn nhân loại thời Trung cổ. Điều trị dịch hạch là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp y tế và biện pháp phòng ngừa của cộng đồng.

Bệnh dịch hạch là một trong những đại dịch gây thảm họa nhất trong lịch sử loài người, ngày nay vẫn là một thách thức lớn cho hệ thống y tế và cộng đồng toàn cầu. Bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, dịch hạch đã từng là "cái chết đen" khiến hàng triệu người mất mạng trong thời kỳ Trung Cổ. Tuy nhiên, ngay cả sau hàng thế kỷ, bệnh vẫn tiếp tục là một vấn đề y tế công cộng, đặc biệt là ở những vùng có rủi ro cao.

Trong bối cảnh này, nghiên cứu và phát triển các chiến lược phòng ngừa dịch hạch đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết. Việc hiểu rõ về những phương pháp phòng ngừa có thể giúp chúng ta đối mặt một cách hiệu quả với mối đe dọa lây nhiễm này.

Phòng ngừa dịch hạch như thế nào?

Biện pháp chung

Tuyên truyền cho người dân hiểu biết về bệnh dịch hạch: Dịch hạch là một bệnh tối cấp nguy hiểm, dịch lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Phòng bệnh dịch hạch chủ động phòng bằng diệt chuột, các loài gặm nhấm hoang dã, bọ chét và điều trị bằng kháng sinh.

Khi có biểu hiện nghi bị dịch hạch phải đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Khi phát hiện có nhiều chuột bị chết bất thường tại nhà và khu vực nơi mình sinh sống phải báo ngay cho cơ sở y tế biết để giám sát.

Tại gia đình

Quản lý tốt lương thực, thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, không để chuột làm ổ sinh sản trong nhà, nuôi mèo, dùng bẫy chuột, keo dính chuột để diệt chuột.

Nơi có yếu tố nguy cơ xảy ra dịch hạch

Khu dân cư ổ chuột không đảm bảo vệ sinh môi trường

Kho tàng, ga tàu, bến bãi, bãi rác…

Tàu biển, sân bay, tàu hỏa…ít sử dụng, không đảm bảo vệ sinh môi trường

Biện pháp chủ động phòng bệnh dịch hạch ở những nơi công cộng

Định kỳ hàng năm tổ chức diệt chuột, bọ chét 02 lần/năm bằng nhiều cách: Diệt chuột bằng đặt bẫy, keo dính, hóa chất… Diệt bọ chét bằng phun hóa chất dạng tồn lưu như Permethrin, Vectron, Diazinon…

Tiêm vacxin phòng ngừa

Tiêm phòng vaccine phòng ngừa dịch hạch - Ảnh: Freepik
Tiêm phòng vaccine phòng ngừa dịch hạch - Ảnh: Freepik

Vaccine phòng ngừa dịch hạch được chỉ định cho người đi vào vùng dịch lưu hành và cho nhân viên chăm sóc động vật. Hiện nay có 2 loại vaccine đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng gồm:

  • Vaccine bất hoạt bằng formalin: Tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-3 tháng. Tiêm nhắc lại sau 6 tháng
  • Vaccine sống giảm độc lực: Tiêm trong da 0.1ml. Tiêm nhắc lại hàng năm.

Ở Việt Nam hiện không tiêm phòng vắc xin dịch hạch. Vì vậy, công tác phòng ngừa dịch hạch chủ yếu là đảm bảo vệ sinh môi trường, diệt chuột và bọ chét. Đặc biệt khi thấy chuột chết bất thường phải được cán bộ y tế khoanh vùng giám sát mật độ chuột, bọ chét, bệnh nhân nghi bị dịch hạch và thực hiện các biện pháp, chống dịch không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị người bệnh, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người bệnh và người nhà chăm sóc tại các cơ sở điều trị y tế là việc vô cùng quan trọng trong phòng ngừa và điều trị lây nhiễm dịch hạch.

Dự phòng dịch hạch không chỉ là một thách thức của y học, mà còn đòi hỏi sự đồng lòng và hợp tác toàn cầu. Sự hiểu biết về của vi khuẩn Yersinia pestis và sự phát triển của vắc xin cùng với đó là việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng để xây dựng một tương lai không còn dịch hạch.