Giải đáp Y học: Bệnh mề đay có lây không?
Giải đáp Y học: Bệnh mề đay có lây không?
Bệnh mề đay có lây không?
Bệnh mề đay có lây không? - Ảnh: BookingCare

Giải đáp Y học: Bệnh mề đay có lây không?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 18/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Cùng BookingCare giải đáp câu hỏi: Bệnh mề đay có lây không thông qua ý kiến của bác sĩ Da liễu

Mề đay là tình trạng da liễu phổ biến với những đám sẩn  phù nổi trên bề mặt da,  có thể nhiều hoặc ít, từng đám, không đều, màu hồng hoặc  trắng và rất ngứa. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết lạnh (dị ứng thời tiết), nhất là lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

Dù bệnh  thường ít nguy hiểm nhưng lại có thể kéo dài và dễ tái phát khiến nhiều người lo lắng khi mắc mề đay, ảnh hưởng đến tâm lý  và chất lượng cuộc sống. Có nhiều câu hỏi xoay quanh bệnh ngoài da này, một trong số đó là: Bệnh mề đay có lây không?

Bệnh mề đay có lây không?

Cơ chế bệnh sinh của mề đay bao gồm dị ứng và không dị ứng. Cơ chế dị ứng liên quan đến phản ứng quá mẫn, tế bào mast đóng vai trò chính, giải phóng chất trung gian hóa học: histamin, leukotrien, prostaglandin gây biểu hiện da và mạch. Mề đay không có cơ chế dị ứng do các yếu tố (lạnh, do áp lực , ánh sáng , nước, áp lực) tác dụng lên lên tế bào mast, gây vỡ tế bào, giải phóng ra chất trung gian hóa học và xuất hiện các biểu hiện.

TS.BS Lê Khắc Trung thuộc bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, bệnh nổi mề đay dị ứng không có khả năng lây từ người này sang cho người khác, bệnh chỉ biến chứng từ nhẹ, cấp tính sang cấp độ nặng, mạn tính, khó điều trị hơn thôi. Nguyên nhân của bệnh mề đay dị ứng còn phụ thuộc khá lớn vào cơ địa của từng người, do đó việc bệnh mề đay lây từ người này sang người khác là không có khả năng.

Hiện nay, theo các báo cáo y tế thì chưa có tài liệu nào ghi nhận về tính truyền nhiễm của bệnh nổi mề đay. Những bệnh này được cho rằng mang tính di truyền trong hệ gen DNA từ cha mẹ sang con, nếu cha mẹ từng có tiền sử nổi mề đay dị ứng thì tỷ lệ con bị mề đay cao gấp 65% những người bình thường.

Phòng ngừa bệnh mề đay

Nhìn chung việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tìm ra nguyên nhân gây ra mề đay là điều vô cùng quan trọng để phòng bệnh hiệu quả. Tuy vậy để xác định nguyên nhân gây bệnh thì còn nhiều khó khăn bởi vì các loại dị nguyên gây nên bệnh rất đa dạng kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.

Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa bệnh mề đay:

  • Những người (nhất là trẻ em) có cơ địa dị ứng với những chất như phấn rôm, tôm cua, sữa, xà phòng tắm... cần phải được loại trừ, không nên dùng lặp lại như những lần trước khi dùng đã xảy ra hiện tượng mề đay.
  • Nhiều trường hợp mỗi lần tiếp xúc với nước lạnh hoặc gặp thời tiết lạnh là nổi mề đay, vì vậy mỗi lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh bệnh nhân cần lưu ý giữ ấm.
  • Hạn chế gãi, trà xát mạnh trên vùng da tổn thương.
  • Hạn chế uống rượu bia, bởi vì uống rượu bia là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ họng, miệng, răng bằng cách đánh răng, súc họng nước muối sinh lý hàng ngày để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra. Bởi vì, các độc tố của vi sinh vật là một trong các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể rất dễ gây dị ứng.
  • Để phòng bệnh mề đay do giun, sán nên tẩy giun định kỳ.
  • Dưỡng ẩm tăng cường hàng rào bảo vệ da, tránh các tác nhân xâm nhập.

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho câu hỏi Bệnh mề đay có lây không? và gợi ý những cách phòng tránh mề đay hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare