Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp, gây ra bởi những nguyên nhân không rõ ràng, có thể là do di truyền. Tuy nhiên không phải cứ gia đình có người thân mắc tiểu đường là bạn cũng sẽ chắc chắn mắc. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hơn nữa, việc thay đổi thói quen sống tích cực cũng giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do di truyền.
Do tiểu đường tuýp 1 thường được phát hiện từ khi người bệnh còn rất trẻ (từ 10-14 tuổi), nên nhiều người lầm tưởng rằng tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn là do di truyền gây ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cứ bố hay mẹ bạn mắc tiểu đường tuýp 1 thì bạn cũng sẽ mắc bệnh lý này. Theo thông tin từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tính di truyền của đái tháo đường tuýp 1 còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi, cụ thể như sau:
Trong trường hợp bạn nhận thấy con mình có các yếu tố nguy cơ trên, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên môn thực hiện các biện pháp chẩn đoán và có hướng điều trị ngay từ sớm.
So với bệnh tiểu đường tuýp 1, tỉ lệ người bệnh tiểu đường tuýp 2 có người thân trong gia đình mắc bệnh thậm chí còn cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không thể hiện được rằng tiểu đường tuýp 2 là do di truyền mà còn có thể do tác động từ bên ngoài môi trường, cụ thể là do lối sinh hoạt trong gia đình.
Vốn trong gia đình có chế độ ăn uống, thói quen tập luyện tương đồng nhau nên cũng có cùng các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 bao gồm: thừa cân, nạp quá nhiều thức ăn có chứa chất bột đường, ít vận động,...
Nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 phụ thuộc rất nhiều vào việc cải thiện thói quen sống. Vì vậy, nếu bạn có người thân trong gia đình mắc tiểu đường tuýp 2, bạn nên cùng gia đình chủ động thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện để phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng bệnh.
Đây là điều lo lắng của không ít các bà bầu được chẩn đoán là mắc đái tháo đường thai kỳ. Theo nguyên lý, khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ thì con sinh ra cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Cụ thể, khi mắc đái tháo đường thai kỳ, insulin của cơ thể người mẹ tiết ra không đủ để chuyển hóa hết lượng glucose trong máu. Glucose và các chất dinh dưỡng khác sẽ đi qua nhau thai để nuôi dưỡng em bé. Khi đó, trong lượng của bé sẽ tăng lên, đồng thời, tuyến tụy của bé cũng cần tiết thêm insulin để chuyển hóa hết đường thành năng lượng. Điều đó làm cho trẻ sinh ra bị thừa cân, khi lớn lên sẽ có nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường tuýp 2.
Song, không phải 100% người mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ sinh ra con mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu thực hiện các biện pháp để kiểm soát đường huyết bao gồm: áp dụng chế độ ăn có lợi cho người bệnh tiểu đường, thường xuyên tập thể dục, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,... vẫn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ.
Tổng kết lại, bệnh tiểu đường có tính di truyền nhưng tỉ lệ là không cao và còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố . Cho dù bạn có người thân trong gia đình mắc tiểu đường, bạn cũng vẫn có thể phòng ngừa tiểu đường bằng cách rèn luyện lối sống tích cực, thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên.