Giải pháp điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả

Tác giả: - Xuất bản: 16/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 03/10/2023
Giải pháp điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả - Ảnh: BookingCare
Giải pháp điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả - Ảnh: BookingCare
Để điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả cần kết hợp các giải pháp: thay đổi lối sống, theo dõi chỉ số đường huyết, sử dụng thuốc khi cần thiết và thực hiện thăm khám định kỳ.

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, bao gồm các vấn đề như sinh non, sinh con to, trẻ bị suy hô hấp, vàng da sau sinh,... Nếu bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ, hãy tham khảo các giải pháp điều trị tiểu đường thai kỳ sau đây để áp dụng một cách phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bạn.

Thay đổi lối sống

Hai chìa khóa cốt lõi để xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống khoa học và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên.

  • Tuân thủ chế Chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường, chế độ ăn này phải đáp ứng được 2 yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.  

+ Một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ là cần ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít chất béo và calo, bao gồm: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. 

Đồng thời, cần hạn chế các loại thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết gồm các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, mì ống, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,...)

+ Bên cạnh đó bạn phải duy trì cân nặng hợp lí, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách duy trì lượng calo vừa đủ, từ 2200 - 2500 calo/ ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu thừa cân cần tiết chế 1800 calo/ ngày

+ Cân bằng chế độ ăn trong ngày: 10-20% protein (từ động vật và thực vật); 40% chất béo (trong đó 30% chất béo chưa bão hòa: 10% chất béo bão hòa); 40% Carbohydrate

Tập thể dục: Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng khó chịu phổ biến khi mang thai, bao gồm đau lưng, chuột rút, sưng tấy, táo bón và khó ngủ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thảo luận với bác sĩ về điều trị về bài tập và cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, và điều này cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thai.

Theo dõi chỉ số đường huyết 

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần thực hiện đo các chỉ số đường huyết thường xuyên để kịp thời đánh giá, thay đổi phác đồ điều trị phù hợp nhằm kiểm soát đường huyết trong ngưỡng mục tiêu.

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ khuyến nghị số lần và các thời điểm cố định để mẹ bầu kiểm tra đường huyết tùy vào từng giai đoạn và chỉ số đường hiện tại của bạn khi tái khám. Nay với sự phát triển ngày càng cao bạn cũng có thể sử dụng máy cảm biến theo dõi đường huyết liên tục trong các trường hợp cần theo dói sát chỉ số đường huyết mà không cần bấm đường, tuy nhiên cần tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ điều trị.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Nếu chế độ ăn tiết chế và tập thể dục không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc điều trị nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ thai nhi.

Thuốc thường được kê toachỉ định trong điều trị tiểu đường thai kỳ là thuốc tiêm insulin.

Liều tiêm Insulin cho mẹ bầu sẽ được chỉ định tùy theo mức đường huyết của mẹ bầu và sự tăng trưởng của thai nhi trong quá trình tái khám và theo dõi, mẹ bầu cần được theo dõi đường huyết chặt chẽ và biết cách theo dõi cả triệu chứng tụt đường huyết để tránh nguy cơ cho mẹ và thai nhi.

Thăm khám, điều trị định kỳ

Trong thai kỳ, việc thăm khám và điều trị định kỳ cho người mắc tiểu đường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một lịch trình thăm khám đều đặn và quy định rõ ràng sẽ giúp kiểm soát tình trạng tiểu đường thai kỳ, đồng thời đối phó với những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra..

Trong quá trình thăm khám định kỳ theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đường huyết cũng như kiểm tra sức khỏe của thai nhi để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe mẹ và bé từng giai đoạn để có sự tư vấn và điều trị tốt nhất.

Điều trị tiểu đường thai kỳ cần sự chăm sóc đặc biệt và cẩn thận hơn so với các đối tượng khác vì nó không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, việc điều trị không khó và sẽ đạt hiệu quả tốt nếu mẹ bầu thực hiện tốt các giải pháp trên cũng như thực hiện thăm khám đúng theo lịch trình hẹn của bác sĩ. Và lịch trình này cũng được bác sĩ thay đổi khác nhau ở các mẹ bầu phụ thuộc vào mức kiểm soát đường huyết, nguy cơ thai, giai đoạn thai, các bệnh lí khác kèm theo...