Góc giải đáp: Xơ phổi có phải bệnh ung thư không?
Góc giải đáp: Xơ phổi có phải bệnh ung thư không?
Xơ phổi có phải bệnh ung thư không?
Xơ phổi có phải bệnh ung thư không? - Ảnh: BookingCare

Góc giải đáp: Xơ phổi có phải bệnh ung thư không?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Xơ phổi và ung thư phổi là hai bệnh lý khác nhau. Cùng tìm hiểu những điểm khác biệt cơ bản về 2 căn bệnh hô hấp này trong bài viết dưới đây.

Xơ phổi và ung thư phổi đều là những căn bệnh hô hấp nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng xơ phổi với ung thư phổi là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt.

Để có thể phân biệt hai bệnh hô hấp này một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin, kiến thức ngắn gọn và nổi bật qua từng phần.

Khái niệm xơ phổi và ung thư phổi

Xơ phổi và ung thư phổi là 2 trong những căn bệnh hô hấp mạn tính nguy hiểm. Cả 2 căn bệnh này đều chưa có thuốc điều trị triệt để và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh.

Xơ phổi Ung thư phổi

Xơ phổi hay xơ hóa phổi (Pulmonary Fibrosis) là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi (bao gồm cả đỉnh và thùy phổi).

Những vết sẹo ở phổi ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh, khiến người bệnh khó thở cùng các biến chứng nguy hiểm khác. 

Khi xơ phổi tiến triển, các mô phổi trở nên cứng và không linh hoạt, gây ra khó thở và suy giảm chức năng hô hấp.

Ung thư phổi là một loại bệnh ác tính xuất phát từ tế bào phổi bất thường. Tế bào ung thư phổi có khả năng xâm lấn và phát triển nhanh chóng, gây tổn thương cho các mô và cơ quan xung quanh. Ung thư phổi có thể lan rộng qua hệ thống mạch máu và hệ thống bạch huyết, tạo ra các khối u di căn ở phổi  hoặc các cơ quan khác như não, gan, thượng thận, xương…

Ung thư phổ hiện nay chia làm 2 loại: 

- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), chiếm 80 – 85% tổng số trường hợp mắc bệnh. Đây là thuật ngữ chung để chỉ một số loại u phổi ác tính, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến và biểu mô tế bào lớn.

- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), chiếm khoảng 15 – 20% các trường hợp. Loại này hầu như chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư không tế bào nhỏ. 

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh xơ phổi, ung thư phổi

Nguyên nhân cũng như triệu chứng của xơ phổi và ung thư phổi có khá nhiều điểm giống nhau. Chính vì vậy mà có nhiều người lầm tưởng hai căn bệnh này là cùng một bệnh.

  Bệnh xơ phổi Bệnh ung thư phổi
Nguyên nhân

Người bệnh nhiễm các khí độc, hơi độc như silica, asbestos (a-mi-ăng), bụi than ở hầm mỏ, beryl,...

Người mắc các bệnh phổi như:  các bệnh lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi, xơ phổi cũng được coi là giai đoạn cuối của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.

Người mắc một số bệnh khác như: xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm gan siêu vi C, hội chứng suy giảm miễn dịch…

Di truyền cũng là một nguyên nhân.

Người có thói quen hút thuốc: kể cả thuốc lào, thuốc lá và các loại chất kích thích độc hại khác.

Người có thói quen hút thuốc lá, nghiện thuốc lá và thường xuyên lạm dụng thuốc lá (chiếm khoảng 90% trường hợp ung thư được ghi nhận).

Những người không hút thuốc lá trực tiếp nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc một cách thụ động càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người nhiễm bức xạ từ bom nguyên tử, xạ trị, chẩn đoán hình ảnh, radon,... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Mắc bệnh do di truyền.

Ô nhiễm không khí: Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn, thường xuyên hít phải khói độc là nguyên nhân gây ung thư phổ biến. Ô nhiễm không khí ở môi trường tự nhiên cũng là một nguyên nhân tương tự.

Người có tiền sử mắc các bệnh phổi hoặc đang mắc bệnh phổi như:  bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng,...

Triệu chứng
  • Khó thở
  • Thở mệt, thở khò khè
  • Ho khan, có thể kèm theo máu
  • Đau, tức ngực
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Ho kèm theo đờm có thể lẫn ít máu
  • Đau, tức ngực
  • Khàn tiếng, đôi khi mất giọng. 
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Sưng đau các khớp
  • Sạm da

Điều trị bệnh xơ phổi và ung thư phổi

Như đã đề cập ở phần trên, xơ phổi và ung thư phổi đều là những căn bệnh nguy hiểm và không có thuốc điều trị triệt để. Tất cả những phương pháp cứu chữa hiện thời chỉ có khả năng ngăn chặn bệnh tiến triển và cải thiện các triệu chứng.

Điều trị bệnh xơ phổi Điều trị bệnh ung thư phổi

Điều trị theo nguyên nhân là quan trọng

Điều trị bằng thuốc

Ghép phổi

Các biện pháp hỗ trợ khác, bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc lá và tránh xa các tác nhân gây bệnh được xác định như khói độc, ô nhiễm,...
  • Liệu pháp oxy
  • Các bài tập phục hồi chức năng phổi
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh.

Điều trị gồm nhiều biện pháp như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u ở giai đoạn sớm từ giai đoạn I-IIIa
  • Hóa trị, xạ trị
  • Liệu pháp nhắm trúng đích
  • Điều trị miễn dịch
  • Điều trị chăm sóc giảm nhẹ

Các biện pháp hỗ trợ khác, bao gồm:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Luyện tập thể thao điều độ, vừa phải
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá
  • Điều trị hỗ trợ tâm lý

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về hai bệnh lý xơ phổi và ung thư phổi. Để có thể tìm hiều kĩ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như phòng ngừa hai căn bệnh này, mời bạn đọc truy cập Cẩm nang sống khỏe của BookingCare để cũng tìm đọc và đặt lịch khám với các bác sĩ hàng đầu lĩnh trong vực hô hấp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare