Hạ đường huyết là bệnh lý không hiếm gặp, đặc biệt với người bệnh đái tháo đường thì tình trạng này lại càng phổ biến. Hạ đường huyết ở người đái tháo đường bắt đầu bằng những biểu hiện của cảm giác đói, run, vã mồ hôi, hồi hộp. lo lắng, căng thẳng, nhưng nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến thay đổi nhận thức, có thể kích động, xây xẩm, chóng mặt, giảm khả năng nói, lú lẫn và hôn mê. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu ngay từ giai đoạn đầu và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp nguy hiểm xảy ra.
Hạ đường huyết là tình trạng có triệu chứng của hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 70 mg/dL (dưới 3,9 mmol/L) và cần sử dụng carbohydrate để cải thiện triệu chứng.
Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn, đặc biệt là ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1và đái tháo đường tuýp 2 đang điều trị insulin và/hoặc sulfonylurea.
Một số người bệnh đái tháo đường cũng gặp phải tình trạng hạ đường huyết khi lượng đường trong máu cao hơn. Trường hợp này được gọi là hạ đường huyết tương đối : có triệu chứng của hạ đường huyết nhưng đường huyết cao hơn 70mg/dl. Điều quan trọng cần lưu ý ở những người đái tháo đường lâu năm có tình trạng giảm đáp ứng với hạ đường huyết, nghĩa là sẽ không có triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết cho đến khi đường huyết giảm nặng.
Một số triệu chứng hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường cũng như ở người bình thường bao gồm:
Trường hợp nặng, người bệnh đái tháo đường có thể rơi vào tình trạng hôn mê và co giật
Những nguyên nhân khiến đường huyết của người bệnh đái tháo đường đột ngột bị hạ có thể kể đến như:
Trong trường hợp các triệu chứng hạ đường huyết ở giai đoạn nhẹ, người bệnh vẫn có khả năng nhận thức được bình thường thì cần phải thực hiện các biện pháp như sau:
Trường hợp người bệnh đái tháo đường hạ đường huyết ở mức nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh và không còn nhận thức, thì cần tuyệt đối không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì bởi rất có nguy cơ cao bị nghẹn hoặc sặc thức ăn. Khi đó, hãy đặt người bệnh ở vị trí nằm ngửa, thấp hơn chân và đầu quay sang 1 bên tránh hít chất nôn vào phổi hoặc tụt lưỡi vào cổ họng, ép tim hoặc hô hấp nhân tạo nếu cần và liên hệ ngay với cấp cứu đến để xử lý kịp thời.
Nếu bạn đang mắc đái tháo đường, bạn cần lưu ý những điều sau đây để phòng tránh trường hợp bị hạ đường huyết:
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin quan trọng về bệnh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng nhất đối với người bệnh đái tháo đường để tránh trường hợp rơi vào tình trạng hạ đường huyết là cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và có biện pháp xử lý nhanh chóng khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bị hạ đường huyết.