Phương pháp ghép tủy có nhiều ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý huyết học, bệnh lý ung thư. Mặc dù, ghép tủy là phương pháp hiện đại đem lại nhiều kết quả khả quan trong điều trị tuy nhiên phương pháp lại có nhiều biến chứng và bất lợi đối với bệnh nhân. Vì vậy, phương pháp ghép tủy vẫn chưa thật sự phổ biến hiện nay.
Tủy xương là những mô xốp nằm bên trong một số xương của cơ thể (xương hông và xương đùi). Ghép tủy là phương pháp đưa tế bào tủy xương khỏe mạnh vào cơ thể người bệnh nhằm thay thế tủy xương bị bệnh
Cơ thể chúng ta bình thường có 2 loại tủy, gồm:
Phương pháp ghép tủy có nhiều ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh như: bệnh bạch cầu, suy tủy xương, hồng cầu hình liềm, bệnh Hodgkin, đa u tủy, rối loạn suy giảm miễn dịch và một số khối u rắn, một số loại ung thư,... mang lại hiệu quả điều trị tích cực và hứa hẹn.
Hiện nay, có hai loại ghép tủy xương gồm:
Ghép tủy có nhiều ưu điểm vì các lý do sau:
Mặc dù, ghép tủy được coi là phương pháp điều trị tốt nhất và có thể đưa lại cơ hội sống cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý huyết học, nhất là các bệnh nhân bị bệnh ung thư máu đã kháng với các phương pháp điều trị thông thường.
Tuy nhiên, chúng lại có những hạn chế và biến chứng nhất định như:
Bệnh nhân sẽ được đánh giá kỹ lưỡng để xác định có đủ điều kiện thực hiện thủ thuật hay không. Đánh giá này bao gồm kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu và nghiên cứu hình ảnh học từ đó các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe một cách tổng quát.
Các bác sĩ sẽ chọc hút tủy xương từ mào chậu sau khi được gây tê hoặc gây mê. Một số trường hợp, tủy xương còn được lấy từ xương ức hoặc từ đầu trên xương chày ở trẻ em, bởi vẫn còn một lượng tủy đỏ đáng kể được chứa bên trong.
Việc truyền tủy là một quy trình tương đối đơn giản có thể thực hiện tại giường bệnh.
Chế phẩm tủy xương đa phần đều bảo quản lạnh, chúng sẽ được rã đông tại giường bệnh và truyền nhanh trong khoảng thời gian vài phút. Nhân viên y tế sẽ truyền tủy qua tĩnh mạch trung tâm bằng một ống thông trong vài giờ.
Sau khi vào cơ thể, các tế bào tủy di chuyển tới tủy xương. Tại đây, chúng bắt đầu tạo ra các tế bào mới (tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu, tiểu cầu,...), quá trình này được gọi là mọc mảnh ghép. Mọc mảnh ghép thường xảy ra khoảng 30 ngày sau ghép tủy.
Ghép tủy là phương pháp điều trị triệt để nhất, mang lại cơ hội giúp bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học ác tính, ung thư,... có thể khỏi bệnh và có một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, để một ca ghép thành công không dừng lại ở kỹ thuật mà còn phụ thuộc nhiều vào việc theo dõi và chăm sóc sau thực hiện ghép tủy.
Một số lưu ý và chăm sóc gồm:
Phần lớn bệnh nhân sau ghép tủy thường ảnh hưởng đến tâm lý, một số biểu hiện đáng chú ý như: trầm cảm, lo lắng, buồn rầu, mất ngủ,... Do đó, cần giúp người bệnh an tâm, tin tưởng, tinh thần thoải mái, vui vẻ, cởi mở nói ra những lo lắng suy nghĩ của mình.
Ngoài ra, cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, để được theo dõi sát và điều trị kịp thời khi có biến chứng.
Ghép tủy hiện nay được coi là phương pháp điều trị tốt nhất và có thể đưa lại cơ hội sống cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý huyết học, bệnh lý ác tính, đặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh ung thư máu đã kháng với các phương pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên, phương pháp vẫn còn những hạn chế nhất định dẫn đến việc chưa phổ biến trong điều trị.