Răng khôn thường mọc trên cung hàm trong khoảng từ 18 đến 26 tuổi. Lúc này xương hàm đã kết thúc quá trình tăng trưởng và dường như không còn đủ chỗ để răng khôn có thể mọc lên bình thường giống như các răng vĩnh viễn khác. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cần phải nhổ và chăm sóc kỹ lưỡng sau nhổ để tránh các biến chứng.
Sau khi nhổ răng khôn, cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau. Bạn cần theo dõi những phản ứng bình thường và bất thường dưới đây để kịp thời xử trí.
Trước khi nhổ răng khôn người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê để không còn cảm giác đau trong quá trình nhổ. Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đau, đau nhiều hay đau ít tùy theo cơ địa từng người.
Cơn đau đáp ứng nhanh với thuốc giảm đau thông thường, và bạn nên uống thuốc giảm đau càng sớm càng tốt, khi cơn đau chưa xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày sau nhổ răng với cường độ dữ dội thì nên tái khám ngay.
Bạn sẽ sưng nhẹ ở vùng nhổ răng, trong khoảng 2 đến 3 ngày, đôi khi 1 tuần, sau đó giảm dần. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, không nên lo lắng.
Để giảm sưng, bạn có thể chườm lạnh trong ngày đầu tiên sau nhổ, chườm ngắt quãng. Ngày thứ 2 và thứ 3 thì nên chườm nóng.
Tuy nhiên, nếu sưng đau nhiều kèm theo sốt cao kéo dài sang ngày thứ 3 là những dấu hiệu cho thấy vùng răng sau nhổ bị nhiễm trùng, lúc này cần phải tái khám ngay.
Sau khi cắn bông gòn 30 phút đến 1 tiếng và bỏ ra nhẹ nhàng, máu có thể rỉ thêm trong vòng 24 giờ. Không súc miệng mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng để ổ răng được cầm máu tốt. Nếu máu chảy nhiều cần tái khám ngay.
Ổ răng khôn sau khi nhổ cần được hình thành cục máu đông để cầm máu. Bạn nên tránh những điều sau đây nhằm tránh phá vỡ quá trình đông cầm máu:
Để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng nhất bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau:
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức bổ ích về một số cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hiệu quả. Bạn cần theo dõi những thay đổi của cơ thể và cần tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.