Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà - Ảnh: BookingCare

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà

Tác giả: - Xuất bản: 28/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/11/2023
Hướng dẫn và các lưu ý trong chăm sóc cho trẻ mắc tay chân miệng dưới đây sẽ giúp ích cho phụ huynh trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh cho con tại nhà.

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus, vì vậy điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Dưới đây là cách điều trị và chăm sóc cho trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà. 

1. Bệnh tay chân miệng được điều trị như thế nào?

Điều trị triệu chứng

Trong hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu sẽ khỏi hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày. Một số phương pháp điều trị triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định cho đến khi bệnh thuyên giảm bao gồm: 

  • Thuốc bôi da hoặc thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ đường uống để giảm ngứa
  • Thoa miệng với nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ miệng theo chỉ định của bác sĩ
  • Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol nếu sốt cao trên 38.5 độ C

Phụ huynh không nên cho trẻ uống aspirin nếu trẻ bị nhiễm virus. Aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye ở trẻ em.

Tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, đủ nước

  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước lọc, sữa, nước canh, cháo để đảm bảo trẻ không bị mất nước và đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý tránh uống các loại nước trái cây chua như nước cam, sẽ khiến các vết loét đau hơn.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để hỗ trợ cơ thể hồi phục.

Hỗ trợ vệ sinh cá nhân

  • Luôn giữ tay sạch bằng cách thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn cho trẻ và người chăm sóc.
  • Tránh tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ người bị tay chân miệng để ngăn ngừa sự lây lan.
  • Cho trẻ vệ sinh miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm đau do phồng rộp miệng và đau họng

2. Chăm sóc tại nhà

Vấn đề dinh dưỡng

  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước, không quên cung cấp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng
  • Nếu trẻ không muốn ăn, hãy chuẩn bị các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa các thức ăn mềm dễ tiêu hoá. Tránh các đồ ăn cay, chua, mặn, có thể khiến tổn thương và gây xót các vết loét trong miệng.

Theo dõi triệu chứng và đặt lịch tái khám

  • Lưu ý theo dõi các triệu chứng của trẻ, nếu có dấu hiệu nghiêm trọng hoặc kéo dài, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Theo dõi sự hồi phục của trẻ và đặt lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
theo dõi chuyển độ bệnh tcm
Theo dõi chuyển độ bệnh tay chân miệng ở trẻ - Ảnh: BookingCare
theo dõi chuyển độ bệnh tay chân miệng ở trẻ
Theo dõi chuyển độ ở trẻ mắc tay chân miệng - Ảnh: BookingCare

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Ngay khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, đây là thời điểm vàng để phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.

diễn tiến nhanh bệnh tcm
Diễn tiến nhanh bệnh tay chân miệng ở trẻ - Ảnh: BookingCare

Bệnh tay chân miệng hoàn toàn có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà, tuy nhiên, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ luôn được khuyến khích để đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất. tránh gặp phải biến chứng và ngăn ngừa sự lây lan bệnh ra ngoài.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết