Hướng dẫn sử dụng 2 dòng máy đo đường huyết Accu-Chek: Guide & Instant
Tóm tắt sử dụng, một số lưu ý và hướng dẫn với video cho máy đo đường huyết Accu-Chek Guide và Instant.
Máy đo đường huyết Accu-Chek là thương hiệu của hãng sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới Roche có trụ sở tại Thuỵ Sĩ. Dưới đây là nội dung tóm tắt cùng video chi tiết hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết Accu-Chek Guide và Instant - hai dòng máy đang được nhiều người sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết Accu-Chek Guide
1. Thành phần máy đo đường huyết Accu-Chek Giude
Thông thường, khi mua máy đo đường huyết Accu-Chek Guide, một bộ được đóng gói sẽ bao gồm:
- Máy đo đường huyết Accu-Chek Guide
- Bút lấy máu Accu-Chek Fastclick
- Trụ kim lấy máu
- Pin
Que thử không đi kèm cùng máy và bạn đọc cần mua riêng. Mỗi loại máy đo đường huyết của Accu-Chek sẽ có một loại que thử riêng, bạn đọc cần lưu ý điều này để mua đúng loại que thử.
2. Cấu tạo máy đo đường huyết Accu-Chek Guide
1. Màn hình: Hiển thị kết quả, thông báo và kết quả đo được lưu trong bộ nhớ 2. Nút quay lại: Quay lại màn hình hoặc trường trước đó 3. Nút mũi tên lên và xuống: Ấn để di chuyển giữa các lựa chọn trong menu hoặc để tăng hay giảm số 4. Nút tắt/mở/cài đặt/OK: Bật và tắt máy đo và cài đặt các lựa chọn | 5. Khe cắm que thử có đèn: Lắp que thử vào đây 6. Nắp pin: Bật mở nắp để thay pin 7. Cổng Micro USB: Truyền tải dữ liệu từ máy đo đến máy tính (PC) 8. Bộ nhả que thử: Ấn để rút que thử ra |
9. Lọ chứa que thử 10. Que thử - Đầu điện cực kim loại: Lắp đầu này vào máy đo
| 11. Que thử - Cạnh màu vàng: Cho giọt máu hoặc dung dịch chứng tiếp xúc vào đây 12. Cáp USB: Nối máy đo với máy tính 13. Pin |
3. Hướng dẫn cài đặt máy đo đường huyết Accu-Chek Guide
Cài đặt tiếng
Máy đo đường huyết Accu-Chek Guide có chữ hiển thị trên màn hình là tiếng Anh/Đức/Pháp... (vì máy sản xuất tại Mỹ) nên bạn đọc có thể lựa chọn tiếng Anh để dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên, nếu sử dụng cho người cao tuổi/người không rõ tiếng Anh sẽ cần cài đặt sẵn và hướng dẫn kĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý, khi lựa chọn cài đặt tiếng xong, bạn đọc sẽ không thay đổi được tiếng, và cần phải liên hệ nhà sản xuất để thay đổi tiếng cho máy.
Cài đặt thời gian
Bạn có thể lựa chọn cài đặt 12 giờ (12 hours) hoặc 24 giờ (24 hours):
- 12 giờ (12 hours): lựa chọn để theo dõi giờ theo giờ sáng chiều, ví dụ 6 giờ sáng (6:00am),6 giờ chiều (6:00 pm)
- 24 giờ (24 hours): Lựa chọn theo dõi giờ theo 24 giờ, ví dụ: 6 giờ sáng (6:00),18 giờ (18:00)
Bạn có thể nhấn nút lên xuống để cài đặt thời gian thực. Sau khi cài đặt tiếng và thời gian, máy đã sẵn sàng sử dụng để đo đường huyết.
Bên cạnh đó, máy đo sẽ có hai loại cho 2 đơn vị đo mg/dL hoặc mmol/L (không giống các máy khác thường có thể cài đặt tùy chọn 2 đơn vị đo này). Vì vậy khi mua bạn đọc nên lưu ý để lựa chọn loại máy đo có đơn vị phù hợp với vị trí địa lý của mình.
4. Hướng dẫn sử dụng bút lấy máu Accu-Chek FastClick
Chuẩn bị: Cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi thực hiện lắp kim và lấy máu.
Lắp hộp kim
- Tháo nắp thiết bị lấy máu ra
- Lắp hộp kim mới: Đưa đầu trắng vào thiết bị lấy máu
Không cùng lúc lắp hộp kim và nhấn nút bấm phóng kim. Không lắp hộp kim khi nút bấm phóng kim đè lên một mặt phẳng, chẳng hạn như mặt bàn. Làm như vậy kim có thể bị phóng ra và vô tình đâm vào bạn.
Hộp kim được lắp đúng khi đã hoàn toàn nằm bên trong thiết bị lấy máu và chỉ có cạnh phóng kim nhô ra khỏi thiết bị lấy máu ở phía trước . Đóng nắp thiết bị lại. Phần khuyết ở gờ nắp bút phải khớp với phần cong có hình dạng tương ứng của vạch chỉ độ sâu đâm kim (dấu vuông bạc)
Nắp thiết bị sẽ vào đúng vị trí khi bạn nhấn vào hết mức, rồi nghe thấy tiếng tích và cảm thấy nó khớp vào vị trí. Nắp thiết bị chỉ có thể đóng được vào đến vị trí dừng khi hộp kim nằm hoàn toàn trong thiết bị lấy máu. Không cố ép để đóng nắp thiết bị vì có thể gây hư nắp và thiết bị lấy máu. Có thể điều chỉnh lại vị trí của hộp kim để đóng được nắp.
Mỗi hộp kim chứa 6 kim. Bây giờ kim thứ nhất đã sẵn sàng để dùng. Cửa sổ báo số kim khả dụng là 6; tức đang có 6 kim cho bạn dùng.
Lưu ý:
- Không tháo hộp kim nếu chưa dùng hết 6 kim. Hộp kim sẽ không thể lắp lại được một khi đã được tháo ra khỏi thiết bị lấy máu.
- Có thể chọn độ sâu đâm kim thấp khi mới sử dụng để tránh chấn thương, thường là mức 2.
- Chỉ sử dụng 1 kim cho 1 lần lấy máu để tránh nguy cơ lây nhiễm và nhiễm trùng.
Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết Accu-Chek Instant
1. Thành phần máy đo đường huyết Accu-Chek Instant
Thông thường, khi mua máy đo đường huyết Accu-Chek, một bộ được đóng gói sẽ bao gồm:
- Máy đo đường huyết Accu-Chek Instant
- Bút lấy máu Accu-Chek SoftClick
- Pin
Que thử không đi kèm cùng máy và bạn đọc cần mua riêng. Mỗi loại máy đo đường huyết của Accu-Chek sẽ có một loại que thử riêng, bạn đọc cần lưu ý điều này để mua đúng loại que thử.
2. Cấu tạo máy đo đường huyết Accu-Chek Instant
1. Nút Máy đo: Ấn để bật và tắt máy đo, di chuyển sang màn hình tiếp theo hoặc lựa chọn. 2. Màn hình: Hiển thị kết quả, thông báo và kết quả đo được lưu trong bộ nhớ. 3. Bộ chỉ báo Khoảng chỉ số Mục tiêu: Cho biết kết quả đường huyết của bạn cao hơn, trong hay thấp hơn khoảng giá trị được cài đặt sẵn. | 4. Cổng Micro USB: Truyền tải dữ liệu từ máy đo tới máy tính (PC). 5. Nắp Pin: Mở nắp để thay pin. 6. Khe lắp Que thử: Lắp que thử vào đây |
Máy đo chỉ có một nút, nhưng nút này giúp thực hiện rất nhiều thao tác. Ấn vào nút máy đo một lần để bật máy đo và xem kết quả đường huyết gần nhất. Tiếp tục ấn nút để xem giá trị đường huyết trung bình trong 7, 30 và 90 ngày.
- Với hướng dẫn ấn vào nút máy đo, hãy ấn nhẹ và thả tay.
- Với hướng dẫn ấn và giữ nút máy đo, hãy ấn và giữ trong ít nhất 3 giây.
3. Hướng dẫn cài đặt máy đo đường huyết Accu-Chek Instant
Khác với máy đo đường huyết Accu-Chek Guide, Accu-Chek Instant được sản xuất tại Trung Quốc, màn hình hiển thị sẽ chỉ có số, các biểu tượng và thời gian.
Bạn đọc sử dụng máy đo đường huyết Accu-Chek Instant sẽ chỉ cần cài đặt thời gian vào lần đầu tiên sử dụng máy.
Ngoài ra, máy đo cũng sẽ có hai loại cho 2 đơn vị đo mg/dL hoặc mmol/L (không giống các máy khác thường có thể cài đặt tùy chọn 2 đơn vị đo này). Vì vậy khi mua bạn đọc nên lưu ý để lựa chọn loại máy đo có đơn vị phù hợp với vị trí địa lý của mình.
4. Hướng dẫn sử dụng bút lấy máu Accu-Chek SoftClick
Loại bút lấy máu này chỉ có một đầu kim sử dụng 1 lần duy nhất. Mỗi lần lấy máu bạn sẽ cần lắp 1 kim mới vào bút.
- Mở nắp bút lấy máu
- Lắp kim lấy máu vào khe giữ kim, ấn nhẹ cho đến khi kim khớp vào vị trí
- Xoay và tháo nắp bảo vệ kim để lộ mũi kim
- Lắp nắp bút lấy máu trở lại, đảm bảo vết khía nhỏ trên nắp thiết bị trùng khớp với vết khía trên thân.
Nhìn chung, bút lấy máu SoftClick sử dụng dễ dàng hơn so với FastClick. Tuy nhiên với loại này, bạn đọc cần thêm kim mỗi lần sử dụng.
Trên đây là nội dung tóm tắt của BookingCare về hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết Accu-Chek Guide và Instant. Bạn đọc có thể đọc tờ hướng dẫn sử dụng dụng đi kèm cùng với máy đo và que thử để có thêm thông tin chi tiết về hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, cũng sẽ có thể có một số lỗi mà nhiều người gặp phải. Bạn đọc nên lưu ý các lỗi này để khắc phục khi cần.
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
9 Lỗi thường gặp khi sử dụng Máy đo đường huyết Accu-Chek và cách khắc phục
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Giá máy bao nhiêu? Cách chọn máy phù hợp
Máy đo đường huyết Accu-chek có tốt không? Nên mua loại máy nào?
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Review 5+ máy đo phổ biến hiện nay
So sánh máy đo đường huyết Accu-chek Guide vs Accu-chek Instant
Máy đo đường huyết Accu-Chek Guide chính hãng, giá tốt
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi