Huyết áp tâm trương cao: Có nguy hiểm không, nguyên nhân?

Tác giả: - Xuất bản: 21/08/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Huyết áp tâm trương cao
Huyết áp tâm trương cao là bao nhiêu? Có nguy hiểm không? - Ảnh: BookingCare
Trong suy nghĩ của đa số người dân thì tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu cao trên 140mmHg, mọi người thường bỏ qua một nhóm tăng huyết áp là tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Huyết áp tâm trương tăng cao thường không có triệu chứng và có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được điều trị.

Tăng huyết áp gồm có 3 loại: tăng huyết áp tâm thu đơn độc, tăng huyết áp tâm trương đơn độc và tăng huyết áp hỗn hợp. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về tăng huyết áp tâm trương. 

Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số, đó là huyết áp tâm thu (số lớn hơn đứng trước) và huyết áp tâm trương (số nhỏ hơn đứng sau). Ví dụ, khi máy đo hoặc nhân viên y tế thông báo huyết áp là 120/70 có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120mmHg, huyết áp tâm trương là 70mmHg.

  • Huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa, là giới hạn cao nhất của áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu, là giới hạn thấp nhất của áp lực máu lên thành động mạch trong kỳ tâm trương (khi tim giãn ra).

Huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch và là động lực giúp máu chảy liên tục trong lòng động mạch.

Huyết áp tâm trương cao: Tăng huyết áp tâm trương có nguy hiểm không?

Huyết áp tâm trương của một người trưởng thành thường là 60 - 80mm Hg, chứng tỏ rằng các động mạch đủ giãn và không bị cản trở để máu lưu thông dễ dàng. Nếu con số này vượt quá mức trên, huyết áp tâm trương trên 80mm Hg được coi là tăng huyết áp.

Theo hội Tim mạch Hoa Kỳ 2017, huyết áp tâm thu < 130mmHg và tâm trương > 80mmHg là tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Còn theo hội Tim mạch châu Âu 2018 thì huyết áp tâm thu < 140 mmHg và huyết áp tâm trương > 90mmHg là tăng huyết áp tâm trương đơn độc. 

Nguyên nhân huyết áp tâm trương tăng cao

Nguyên nhân phổ biến của tăng huyết áp tâm trương đơn độc do :

  • Chứng ngưng thở lúc ngủ: Một nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng và huyết áp tâm trương cao hơn.
  • Béo phì: liên kết tình trạng thừa cân và béo phì với tăng huyết áp tâm trương đơn độc
  • Sử dụng rượu: Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu góp phần gây ra tăng huyết áp tâm trương đơn độc.
  • Rối loạn nội tiết
  • Rối loạn mạch máu
  • Tăng mỡ máu

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm:

  • Bệnh tim: đau tim (thiếu máu cơ tim), suy tim
  • Chứng phình động mạch chủ bụng: Huyết áp tâm trương cao có liên quan đến nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến động mạch chủ (động mạch lớn) mang oxy và máu từ tim đến ngực và bụng. Ví dụ, những người có chỉ số huyết áp tâm trương cao dễ bị phình động mạch chủ bụng hơn. Đây là tình trạng phình động mạch chủ bất thường, có thể dẫn đến vỡ và có nguy cơ tử vong.
  • Đột quỵ: Huyết áp tâm trương từ 100mm Hg trở lên có liên quan đáng kể đến tỷ lệ đột quỵ. Huyết áp cao có thể dẫn đến tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây ra đột quỵ.
  • Làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức hoặc sa sút trí tuệ

Trên đây là một số thông tin giải đáp về chủ đề huyết áp tâm trương cao. Làm gì để giảm huyết áp tâm trương cao nói riêng hay điều trị huyết áp cao, điều trị huyết áp cao tại nhà nói chung, bạn đọc có thể tham khảo trên các nội dung về bệnh lý huyết áp trên website BookingCare. 

Huyết áp tâm trương cao đôi khi có thể được chữa khỏi bằng cách giảm cân, hoạt động thể chất thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh. Bất kể nguyên nhân cơ bản là gì, người bệnh có thể kiểm soát chứng tăng huyết áp bằng các loại thuốc phù hợp cùng với việc điều chỉnh lối sống.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết