Công nghệ IPL (Intense Pulsed Light) là một phương pháp công nghệ hiện đại trong lĩnh vực làm đẹp và điều trị da. Bài viết dưới đây của BookingCare sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách hoạt động của công nghệ IPL, các ứng dụng phổ biến của IPL trong việc làm đẹp và điều trị da,... Từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho nhu cầu cá nhân.
IPL (Intense Pulsed Light) là công nghệ điều trị da liễu ứng dụng ánh sáng xung cường độ cao, phát ra một dải ánh sáng (400-1200 nm) với nhiều bước sóng khác nhau, được lọc qua kính lọc để giữ lại các bước sóng được hấp thụ bởi sắc tố và mạch máu, giúp điều trị các tình trạng liên quan đến sắc tố da, mạch máu, lão hóa da và rậm lông.
Ở từng bước sóng, IPL có ứng dụng khác nhau:
Sau quá trình IPL, làn da có thể trở nên trẻ trung hơn với tông màu đồng đều hơn. Do ánh sáng không gây tổn thương cho các mô khác, quá trình phục hồi của cũng diễn ra nhanh chóng.
IPL là phương pháp tái tạo da không xâm lấn, ánh sáng không làm hỏng các lớp trên cùng của da, nó chỉ tác động vào các lớp da dưới (lớp trung bì) mà không ảnh hưởng đến các lớp trên cùng của da (thượng bì). Do đó, không gây tổn thương và không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng sau điều trị, có ít tác dụng phụ hơn so với laser fractional hoặc lăn kim.
Tuy nhiên, không giống như laser, thiết bị IPL phát ra nhiều bước sóng ánh sáng xung. IPL có thể điều trị nhiều tình trạng da cùng một lúc.
Dưới đây là những ưu và nhược điểm của IPL so với các phương pháp điều trị thẩm mỹ khác.
Công nghệ IPL điều trị tốt khi gặp tình trạng da nhợt nhạt và sạm da nhạt. Ngoài ra công nghệ IPL có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ các vấn đề như:
Có một số trường hợp không nên sử dụng công nghệ IPL, bao gồm:
Trước khi sử dụng công nghệ IPL, điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến kiến trúc của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng liệu pháp này phù hợp và an toàn cho tình trạng của làn da.
Trước khi thực hiện thủ thuật IPL, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của làn da xem có đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật không. Hãy cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ tình trạng da nào có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương sau khi điều trị, chẳng hạn như mụn viêm hoặc bệnh chàm.
Bác sĩ có thể khuyên nên tránh một số hoạt động, thuốc và các sản phẩm khác trong hai tuần trước khi thực hiện thủ thuật như:
Khi đã sẵn sàng thực hiện công nghệ IPL, bác sĩ trước tiên sẽ làm sạch vùng đang được điều trị. Sau đó, thoa một loại gel mát lên da và cuối cùng áp các xung ánh sáng từ thiết bị IPL lên da. Trong quá trình điều trị sẽ cần đeo kính đen để bảo vệ mắt. Các xung có thể làm da khó chịu.
Tùy thuộc vào bộ phận đang được điều trị và diện tích của vùng đó, quá trình điều trị sẽ mất từ 20 đến 30 phút.
Để có được kết quả mong muốn, có thể cần thực hiện từ ba đến sáu lần điều trị. Những lần điều trị đó nên cách nhau khoảng một tháng để làn da của bạn lành lại ở giữa. Triệt lông cần 6 đến 12 lần điều trị.
Sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng công nghệ IPL có thể quay lại các hoạt động ngày thường và có cảm giác bị cháy nắng trong 4 đến 6 giờ. Để giảm bớt khó chịu có thể sử dụng túi nước đá hoặc khăn lau mát.
Một vài trường hợp làn da xuất hiện đỏ hoặc bầm tím trong một hoặc 2 ngày. Với các đốm nâu có thể sẫm màu hơn và bong ra trong vòng vài tuần.
Trong thời gian sử dụng công nghệ IPL nên lưu lý:
Công nghệ IPL là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều vấn đề da khác nhau như đốm nâu, nếp nhăn và tình trạng lông không mong muốn,... Với kết quả điều trị tích cực và ít tác dụng phụ, liệu pháp IPL hứa hẹn mang lại làn da trẻ đẹp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với việc sử dụng công nghệ này. Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu là quan trọng để xác định xem liệu công nghệ IPL có phải là sự lựa chọn thích hợp cho từng trường hợp cụ thể hay không.