Sẹo lồi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Sẹo lồi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa
Sẹo lồi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa - Ảnh: BookingCare

Sẹo lồi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Tác giả: - Xuất bản: 04/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/01/2024
Nguyên nhân gây sẹo lồi là gì? Những phương pháp điều trị và cách phòng ngừa ra sao? Cùng làm rõ câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sẹo lồi là một trong những vấn đề phức tạp của da liễu khiến nhiều chị em đau đầu. Sẹo lồi không chỉ khiến nhiều người tự ti vì mất thẩm mỹ, mà còn gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cả chất lượng cuộc sống lẫn công việc hàng ngày.

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi hình thành khi quá trình làm lành vết thương diễn ra không bình thường. Cụ thể là collagen - một loại protein giúp ổn định vết thương được sản sinh quá mức. Các mô mới hình thành khi đã lấp đầy vết thương, nhưng vẫn tiếp tục dày lên dẫn đến xuất hiện sẹo lồi.

Nếu một người bị sẹo lồi do cơ địa, bất kì một tổn thương da gây chảy máu nào kể cả vết xước, vết cắt nhỏ,... cũng có nguy cơ hình thành sẹo lồi sau khi vết thương hồi phục.

Những biểu hiện thường thấy của sẹo lồi

Sẹo lồi có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường và không khó để phân biệt với các loại sẹo khác thông qua những biểu hiện bên ngoài.

Hình ảnh minh họa sẹo lồi - Ảnh: Internet

Sẹo lồi thường xuất hiện trong khoảng thời gian một vài tháng đầu tiên sau khi vết thương  đã lành lại và bong vảy. Một số trường hợp sẹo lồi có thể xuất hiện sau khoảng một hoặc vài năm.

Dưới đây là một số biểu hiện cũng như triệu chứng thường gặp của sẹo lồi:

  • Sẹo dày, nổi hẳn lên trền bề mặt da, dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận rõ rệt khi chạm vào.
  • Vị trí sẹo xuất hiện thường không mọc lông, bề mặt trơn bóng hoặc sần sùi.
  • Kích thước đa dạng, tùy theo kích thước vết thương ban đầu. Sẹo lồi có xu hướng phát triển vượt ra ngoài giới hạn ban đầu của vết thương.
  • Kết cấu vết sẹo ở mỗi người, mỗi vị trí là khác nhau. Khi chạm vào có thể có cảm giác như: mềm, cứng hoặc căng, ấn xuống có độ đàn hồi.
  • Màu sắc đa dạng: đỏ, nâu, tím, nhạt màu,... tùy thuộc vào sắc tố da ban đầu của người bệnh.
  • Sẹo lồi mới hình thành thường ngứa ngáy khó chịu. Nhưng khi  đã hình thành trong một khoảng thời gian dài hơn thường không còn cảm giác gì. Nhiều người còn bị đau ở vết sẹo lồi, đặc biệt là những vết sẹo kích thước lớn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chuyển mùa.
  • ...

Nguyên nhân gây sẹo lồi

Cơ chế hình thành sẹo lồi là do cơ thể phản ứng quá mức với vết thương trên da, kích thích sản xuất quá nhiều collagen để làm lành vết thương dẫn đến xuất hiện sẹo lồi. Những vết sẹo này có thể phát triển nhanh chóng chỉ trong vài tháng và sẽ dừng lại khi đạt đến một kích thước nhất định.

Những vết thương chỉ có thể để lại sẹo lồi nếu người bệnh gặp một trong số những trường hợp sau đây:

  • Người có cơ địa bị sẹo lồi: bất kì một tổn thương da gây chảy máu nào dù là nhỏ cũng có thể hình thành sẹo lồi (vết xước, rách da,...)
  • Người da màu: có tỉ lệ bị sẹo lồi cao gấp 15 lần so với người da trắng.
  • Vết thương tồn tại dị vật bên trong nhưng không được lấy ra, khi vết thương liền lại dễ dẫn đến sẹo lồi.
  • Vết thương quá căng hoặc quá trùng.

Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da gặp các tổn thương như:

  • Chấn thương, vết rách, vết cắt da 
  • Bỏng da
  • Các bệnh da liễu như: Mụn trứng cá, nhiễm trùng,...
  • ...

Các biện pháp điều trị sẹo lồi

Xóa bỏ hoàn toàn dấu vết của sẹo lồi là điều không thể. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ có thể làm phẳng và mờ sẹo hơn. Vùng da bị sẹo lồi sẽ khó có thể khôi phục lại sắc tố như ban đầu.

Một số phương pháp điều trị sẹo lồi phổ biến hiện nay bao gồm:

Phòng ngừa sẹo lồi bằng cách nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa sẹo lồi là bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương, va chạm… đặc biệt trên những người có cơ địa bị sẹo lồi. Kể cả những người không có cơ địa sẹo lồi, bất kì một vết thương nào đều có nguy cơ hình thành sẹo lồi nếu không được xử lý cẩn thận.

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp mọi người phòng ngừa hiệu quả nguy cơ bị sẹo lồi:

  • Không nên xỏ khuyên, xăm mình, tẩy nốt ruồi, phẫu thuật thẩm mỹ,... nếu không thật sự cần thiết, nhất là những người có cơ địa sẹo lồi
  • Trước khi bắt đầu bất kì một cuộc phẫu thuật nào, hãy trao đổi trước với bác sĩ về xu hướng xuất hiện sẹo lồi của bản thân để bác sĩ có phương hướng cụ thể.
  • Khi trên da xuất hiện vết thương, cần xử lý kịp thời và đúng cách. Giữ vết thương luôn sạch và ẩm. Nhẹ nhàng rửa vùng da bị thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch. Sau đó để khô và thoa một lớp mỏng Vaseline, Aquaphor hoặc thuốc mỡ. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về sẹo lồi mà mọi người cần nắm rõ. Trong trường hợp các chị em quyết định điều trị nhằm loại bỏ sẹo lồi, hãy lựa chọn những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết