Khám trào ngược dạ dày ở đâu tốt Hà Nội?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 18/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 26/09/2023

Trào ngược dà dày nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây loét thực quản, tạo mô sẹo, gây khó nuốt, hư hỏng răng, gây ra các bệnh Tai mũi họng, bệnh hen suyễn...

Buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày
Buồn nôn là một trong những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày - Ảnh minh họa

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi acid dạ dày hoặc dịch mật trở lại thực quản gây ra các dấu hiệu và triệu chứng dạ dày trào ngược. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở trẻ em, phụ nữ có thai hay người béo phì có nguy cơ cao hơn.

Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân nên lựa chọn đi khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín có chuyên khoa Tiêu hóa để được điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm và điều trị trào ngược dạ dày thực quản 

Triệu chứng của trào ngược gồm: Cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, đau ngực, khó nuốt, ho khan, khàn tiếng, đau họng, cảm giác khối u trong cổ họng...

Khi đi khám, bác sĩ có thể sẽ chỉ định:

  • Nội soi tiêu hóa (thực quản – dạ dày)
  • Kiểm tra pH
  • Test vi khuẩn HP

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Các trường hợp nhẹ, bệnh mới xuất hiện chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện (bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu, giảm cân, giảm stress...). 

Để yên tâm điều trị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tiêu hoá để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương án phù hợp. Đa số các trường hợp sẽ điều trị bằng cách dùng thuốc: thuốc làm giảm acid dạ dày và thuốc chống trào ngược, cũng có những trường hợp cần phẫu thuật tình trạng mới cải thiện được. 

Trào ngược dạ dày
Nằm nghiêng trái sẽ tốt cho người bệnh Trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh: SKĐS

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh trào ngược dạ dày 

Người bệnh nên

  • Tránh những bữa ăn quá nhiều
  • Tránh rượu bia, thuốc lá
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn, kê đầu giường cao hơn 20 - 30cm
  • Nằm ngửa là một tư thế ngủ tốt cho những người bị trào ngược dạ dày
  • Nằm nghiêng bên trái cũng góp phần hạn chế chứng trào ngược của acid dạ dày lên thực quản
  • Uống thuốc dự phòng (nếu nhẹ)
  • Uống thuốc ức chế quá trình bơm Proton giảm tiết acide dạ dày.

Và không nên

  • Không nên nằm úp, nhất là đối với người bị thừa cân, béo phì. Vì việc tạo áp lực lên dạ dày có thể đưa acid hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Hạn chế nằm nghiêng quay về bên phải. Bởi tư thế này có nguy cơ làm tăng trào ngược dịch vị dạ dày, gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ chua trong khi ngủ.
  • Không nên ăn tối muộn, thời gian bữa ăn tối cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
  • Vận động nhẹ sau ăn để giúp tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày phải làm việc vào ban đêm.
  • Duy trì thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.

Khám trào ngược dạ dày ở đâu tốt?

Khi gặp các vấn đề về bệnh lý dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh nhân nên đi khám tại các đơn vị khám trào ngược dạ dày thực quản uy tín.

1. Bệnh viện Bạch Mai 

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu ngành về Tiêu hóa, người bệnh có thể yên tâm về chuyên môn bác sĩ, phương pháp thăm khám và phương án điều trị. Nhưng cũng nên biết rằng khám tại Bệnh viện Bạch Mai rất đông, sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi. 

Khi đi khám, người bệnh có thể khám tại Khoa khám bệnh (cổng chính rẽ phải, đến tòa nhà 4 tầng) hoặc Khoa khám theo yêu cầu (cổng chính rẽ trái) hoặc khám trực tiếp tại Khoa Tiêu hóa (tầng 5 nhà P). 

Khám theo yêu cầu BV Bạch Mai
Bệnh nhân có thể đăng ký khám trào ngược dại dày tại Khoa Khám theo yêu cầu của BV Bạch Mai - Ảnh: Người dùng chia sẻ

2. Trung tâm Y khoa số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 

  • Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội 

Trung tâm Y khoa số 1 còn được gọi là phòng khám chuyên gia thuộc Bệnh viện Đại học Y, chuyên về điều trị Nội khoa (dùng thuốc). Trung tâm có nhiều phòng khám chuyên khoa, trong đó phòng khám Tiêu hóa hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân đến khám. 

Các bác sĩ khám Tiêu hóa, cụ thể là Trào ngược dạ dày là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Việt Đức trực tiếp thăm khám.

3. Bệnh viện Thu Cúc

  • Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Bệnh viện Thu Cúc được nhiều bệnh nhân biết đến là địa chỉ khám chữa bệnh tiêu hóa tốt, có dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân chất lượng cao.

Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.

Tại đây có các bác sĩ tiêu hóa là Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, II từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Xanh Pôn,...

Bệnh viện Thu Cúc cũng được chú trọng đầu tư về máy móc, trang thiết bị: công nghệ NBI 5P, nội soi nhuộm màu, nội soi siêu âm, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp,...

4. Bệnh viện Hưng Việt 

  • Địa chỉ: Số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Bệnh viện Hưng Việt là bệnh viện tư nhân uy tín tại Hà Nội. Chuyên khoa Tiêu hóa của bệnh viện là chuyên khoa mũi nhọn và được đầu tư nhiều máy móc hiện đại.

Ngoài ra, lý do người bệnh nên đi khám Trào ngược dạ dày tại Bệnh viện Hưng Việt là vì sẽ được Giáo sư Hà Văn Quyết trực tiếp thăm khám, nội soi và tư vấn điều trị.

Giáo sư Hà Văn Quyết là chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa, gần 40 năm thăm khám và điều trị bệnh Tiêu hóa, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. 

Chi phí khám, nội soi tại Bệnh viện Hưng Việt cũng không đắt đỏ hơn nhiều so với mặt bằng chung. Bệnh nhân cũng không mất thời gian chờ đợi như tại các bệnh viện công lập lớn. 

Giáo sư Hà Văn Quyết
Người bệnh sẽ được trực tiếp Giáo sư Hà Văn Quyết thăm khám và nội soi 

5. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

Bệnh viện 108 là bệnh viện uy tín về chất lượng khám chữa bệnh, thời gian gần đây dịch vụ của bệnh viện cũng được người bệnh đánh giá cao. Người bệnh được tư vấn, chăm sóc chu đáo và nhiệt tình như đi khám tại các bệnh viện tư nhân theo chuẩn Quốc tế. 

Người bệnh đi khám Trào ngược dạ dày có thể đăng ký khám tại Khoa khám bệnh đa khoa hoặc Khoa khám theo yêu cầu, nhân viên sẽ hướng dẫn về phòng khám phù hợp. 

Tuy nhiên, các bác sĩ Tiêu hóa của Bệnh viện 108 ít  khi xuất hiện trên báo chí truyền hình, cũng như rất khó tìm danh sách bác sĩ nên người bệnh không chủ động để đi khám với bác sĩ mình mong muốn được. 

Lưu ý

Nhiều triệu chứng của Trào ngược dạ dày thực quản khá giống các bệnh Tai Mũi Họng gây nhầm lẫn cho người bệnh.

Trên thực tế, việc bệnh nhân Trào ngược đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng không phải là vấn đề gì lớn, các bác sĩ Tai Mũi Họng có thể điều trị tốt các triệu chứng của bệnh, còn bác sĩ Tiêu hóa lại điều trị được tận gốc của bệnh. 

Trong quá trình điều trị, nếu cần thiết các bác sĩ Tiêu hóa sẽ điều trị kết hợp với Tai Mũi Họng và ngược lại, khi bác sĩ Tai Mũi Họng biết nguyên nhân đau rát họng là do Trào ngược dạ dày thì sẽ khuyên bệnh nhân thăm khám thêm cả chuyên khoa Tiêu hóa nữa. 

Xem thêm: Video - Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Khách mời: PGS TS Đào Văn Long
  • Thời lượng: 8:49
 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.dieutri.vn/tieuhoa/25-4-2011/S66/GERD.htm
2. https://youtu.be/OTVpsgHxEgE
3. https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-tieu-hoa-huong-dan-nguoi-bi-trao-nguoc-da-day-can-quan-tam--n150416.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/