Khám trĩ và cắt trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 18/08/2018, Cập nhật lần cuối: 13/01/2023

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những địa chỉ chữa bệnh trĩ có tiếng đang được nhiều người dân mắc bệnh trĩ trên cả nước tìm tới.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Khám trĩ và cắt trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Khám chữa bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Trong môi trường làm việc ngày nay, trĩ có nguy cơ trẻ hóa với đối tượng làm việc văn phòng, ngồi một nơi ít di chuyển hoặc ở phụ nữ mang thai. Tuy không nguy hiểm nhưng trĩ gây nhiều trở ngại, phiền phức trong sinh hoạt, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng công tác và tâm sinh lý của người bệnh.

Trĩ là bệnh dễ chữa, nhưng lại rất khó khỏi nếu điều trị không đúng cách hoặc để quá lâu. Bên cạnh những tiến bộ của Tây y, Đông y cũng phát huy tinh hoa trong việc điều trị loại bệnh này.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những địa chỉ chữa bệnh trĩ có tiếng đang được nhiều người dân trên cả nước tìm tới. Đối với những bệnh nhân đi khám lần đầu sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ do chưa hiểu rõ về quy trình, thời gian làm việc cũng như địa chỉ của bệnh viện.

Lịch khám trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW

  • Khám trĩ từ Thứ 2 - Thứ 6
  • Thời gian nhận bệnh bắt đầu từ 7h00 sáng và kết thúc vào lúc 16h30 chiều

Do đó, nếu có ý định khám bệnh tại đây, bạn nên tranh thủ sắp xếp công việc để tới khám theo đúng khung giờ ở trên.

Kinh nghiệm khám trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW

Không phải tự nhiên mà nhiều người bệnh tìm hiểu, lựa chọn khám chữa bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương mang lại hiệu quả tốt, bệnh trĩ giảm hẳn, hạn chế đau... Một số loại thuốc bôi trĩ, bột ngâm trĩ do Bệnh viện bào chế rất nổi tiếng và được nhiều người tìm mua. 

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là địa chỉ tiếp nhận điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ tại các Khoa:

  • Khoa khám bệnh (tòa nhà mới trên mặt đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đi vào từ cổng số 4, sau đó rẽ phải): Khoa khám bệnh thường đông bệnh nhân vào đầu buổi sáng, bệnh nhân nên tránh đi khám vào thời điểm này.
  • Khám theo yêu cầu (nằm tại tòa nhà Khoa khám bệnh): Phòng khám nhận bệnh nhân từ Thứ 2 - Thứ 6. Mỗi ngày sẽ có một bác sĩ khám, là chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa... trực tiếp khám.
    • Phòng khám 121 Phó Giáo sư, Ban Giám đốc chỉ khám buổi sáng: 300.000 đồng
    • Phòng khám 120 Trưởng khoa khám cả sáng và chiều: 250.000 đồng
  • Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao (nằm trên mặt đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cổng số 5): Khoa hoạt động theo hình thức dịch vụ chất lượng cao, người bệnh được khám và điều trị theo yêu cầu nên không mất thời gian chờ đợi.
Khám theo yêu cầu tại khoa Khám bệnh
Bệnh nhân có thể đăng kí khám theo yêu cầu tại Khoa khám bệnh - Ảnh: BookingCare

Bác sĩ giỏi khám và cắt trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi khám và cắt trĩ với các bác sĩ.

TS.BSCC Lê Mạnh Cường

  • Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Bác sĩ tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài

ThS.BSCK II Kiều Đình Khoan

  • Trưởng khoa Lão, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học Cổ truyền
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Người cao tuổi, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

PGS.TS Vũ Nam

  • Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành
  • Nguyên Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh & Thăm dò chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Phó Chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Tu nghiệp nước ngoài, Thực tập Nội soi tiêu hóa tại Trường Đại học Y (CHU) Angers - Cộng hòa Pháp
  • Đặc biệt có thế mạnh về điều trị bệnh Tiêu hóa
Bác sĩ Vũ Nam Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Bác sĩ Vũ Nam, Giám đốc Bệnh viện YHCT Trung ương - Ảnh: BookingCare

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền TW

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương nhận khám và điều trị cho các bệnh nhân bệnh trĩ theo cả 3 phương pháp: Nội khoa, thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, bệnh lý phối hợp, tình trạng bệnh nhân, trình độ, kinh nghiệm của thầy thuốc, trang thiết bị, cơ sở vật chất của cở sở điều trị.

1. Nội khoa (dùng thuốc)

Các phương pháp điều trị trĩ bằng Đông y chủ yếu là bảo tồn, dùng thuốc Y học cổ truyền kết hợp sau phẫu thuật, ít đau sau mổ, mau lành vết thương. Châm tê giảm đau, dự phòng bí tiểu sau mổ. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng thuốc uống, thuốc sắc. Tùy theo tình trạng bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ kê đơn và liệu trình phù hợp. 
  • Dùng thuốc ngoài, xông tại chỗ ở búi trĩ, hoặc có thể dùng bột ngâm trĩ. Khi đi khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể.
  • Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh trĩ. Một số huyệt hay dùng như trường cường, tứ liêu, túc tam lý, bách hội...
  • Đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh hoặc hạn chế tối đa các thức ăn có tính cay nóng, dùng bia rượu quá mức. Luyện tập thể thao, tránh ngồi lâu ở một tư thế. 
  • Chỉ định: Phù hợp nhất đối với các trường hợp trĩ ở giai đoạn: Trĩ độ 1 và độ 2. Điều trị hỗ trợ đối với các trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng (Trĩ độ 3, độ 4 hoặc các trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật).
  • Ưu điểm: Áp dụng được ở tất cả các thể, các giai đoạn nhẹ cũng như nặng của bệnh. Không gây can thiệp trực tiếp đến người bệnh.
  • Nhược điểm: Hạn chế và không có hiệu quả đối với trĩ ở giai đoạn nặng: độ 3 và độ 4.

2. Điều trị bằng thủ thuật

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

  • Chỉ định: Trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 1 khi điều trị bảo tồn không kết quả, trĩ độ 3 búi đơn nhỏ.
  • Chống chỉ định: Trĩ ở giai đoạn nặng (độ 3 và 4); trĩ tắc mạch; trĩ kèm các bệnh lý phối hợp như nứt kẽ hậu môn, áp xe hay rò hậu môn...
  • Ưu điểm: Ít đau, ít biến chứng, không phải nằm viện, hoạt động bình thường sau thủ thuật.
  • Nhược điểm: Có thể ra ít máu vào ngày búi trĩ hoại tử rụng, trường hợp nặng ra máu nhiều phải vào viện để cầm máu. Bênh nhân phải làm vài lần cho một đợt điều trị. Nhiễm trùng vùng chậu. Không hiệu quả đối với trĩ nặng hoặc các trường hợp có bệnh lý khác kèm theo: nứt kẽ hậu môn, áp xe hay rò hậu môn…

Tiêm gây xơ búi trĩ

  • Chỉ định: Trĩ độ 2, độ 1, trĩ độ 3 nhỏ búi rời. Các trường hợp chống chỉ định phẫu thuật với mục tiêu là cầm máu khi các giải pháp điều trị bảo tồn không kết quả.
  • Chống chỉ định: Trĩ tắc mạch; trĩ kèm các bệnh lý khác: nứt kẽ hậu môn, viêm trực tràng xuất huyết …
  • Ưu điểm: Ít đau, ít biến chứng và hoạt động bình thường sau thủ thuật, không phải nằm viện, kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện.
  • Nhược điểm: Vẫn gặp biến chứng nặng như: Chảy máu, áp xe, nhiễm trùng, hẹp hậu môn. Phải làm nhiều lần trong một đợt điều trị. Hiệu quả kém với các trường hợp trĩ nặng độ 3 và 4. Tỷ lệ tái phát còn cao.

3. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất với tỷ lệ tái phát thấp.

  • Chỉ định: Trĩ  độ 3, 4 hoặc trĩ độ 2 không có kết quả khi điều trị bằng thủ thuật. Trĩ kèm các bệnh lý khác: nứt kẽ hậu môn, áp xe hay rò hậu môn, hẹp hậu môn, mảnh da thừa, polýp …
  • Chống chỉ định: Các chống chỉ định ngoại khoa
  • Ưu điểm: Chỉ định rộng được cho trĩ độ 2,3,4. Có thể kèm bệnh lý khác: nứt kẽ hậu môn hoặc tắc mạch trĩ… Tỷ lệ tái phát thấp.
  • Nhược điểm: Đau nhiều sau mổ, thời gian hồi phục kéo dài 4 - 6 tuần. Có thể gặp biến chứng nặng như: chảy máu sau mổ, hẹp hậu môn, mất tự chủ hậu môn… Để hạn chế nhược điểm này, thay vì thực hiện phẫu thuật bằng dao mổ, kéo phẫu thuật. Các phẫu thuật viên đã thực hiện phẫu thuật bằng: Dao (thiết bị) hàn mạch, Dao siêu âm, Laser CO2, sóng cao tần (RF)...

Những lưu ý sau khi mổ cắt trĩ

Sau khi khám và cắt trĩ, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Sau khi phẫu thuật trĩ từ 5 - 7 ngày, người bệnh cần ăn những thức ăn mềm và nhỏ như cháo, súp, thức ăn cần chứa nhiều chất xơ để giúp quá trình tiêu hóa của bệnh nhân dễ dàng hơn.
  • Tránh những thức ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn chế biến sẵn.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Vì chúng sẽ khiến bạn cảm thấy buồn đi vệ sinh nhiều và có thể gây táo bón, khiến cho vết thương bị viêm nhiễm rất nguy hiểm.
  • Khi mới phẫu thuật người bệnh không nên uống những loại nước như nước rau má, nước nhọ nồi, diếp cá. Vì chúng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và khiến bệnh thêm nặng nề hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày cần uống khoảng 2 - 2,5 lít nước.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để tránh bị ẩm ướt gây nhiễm khuẩn. Nên lau bằng khăn mềm không nên dùng giấy vì có thể khiến vết thương bị chảy máu.
Để giảm những cơn đau của bệnh trĩ người bệnh nên đi khám và điều trị sớm - Ảnh: BookingCare

Trên đây là những thông tin chia sẻ khi khám trĩ và cắt trĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Lưu ý người bệnh trước đi khám cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mang theo đủ giấy tờ cần thiết và ăn mặc rộng rãi để thuận tiện cho việc khám và điều trị bệnh.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám trĩ và cắt trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. http://suckhoedoisong.vn/benh-tri-khong-nen-tu-chua-n87130.html
2. http://nhtm.gov.vn/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/