Khám và điều trị dị tật bàn chân bẹt trẻ em ở đâu tốt
Khám và điều trị dị tật bàn chân bẹt trẻ em ở đâu tốt
Dị tật bàn chân bẹt
Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc xương của cơ thể

Khám và điều trị dị tật bàn chân bẹt trẻ em ở đâu tốt

Để kiểm tra xác định chính xác trẻ mắc chứng bàn chân bẹt hay không, các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp uy tín.
BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.

Theo thống kê, có đến 30% trẻ em châu Á mắc chứng bàn chân bẹt hoặc đang hình thành chứng bệnh này.

Với trẻ nhỏ nếu không phát hiện và chữa trị sớm bàn chân bẹt sẽ gây nên những vấn đề như: cấu trúc bất thường của ngón chân cái, chứng đau gai gót chân, đau đầu gối, đau lưng, đau cổ và các hội chứng đĩa đệm, đặc biệt ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ sau này.

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em

Bàn chân cân bằng khi có cấu tạo 3 vòng giúp toàn bộ cơ thể giữ thăng bằng khi đứng hay đi. Những trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt sẽ không có vòm cong, toàn bộ lòng bàn chân sẽ chạm sàn khi đi hay đứng.

Để lấy lại cân bằng cho cơ thể, cổ chân, đầu gối, khớp háng và hệ cột sống phía trên sẽ phải xoay lệch, chính điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc xương khớp của cơ thể.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc dị tật bàn chân bẹt thông qua dáng đi như:

  • Khi đi lại vận động bàn chân có biểu hiện áp sát vào ở bên trong, hoặc ở bên ngoài do bàn chân mất đi cân bằng.
  • Có biểu hiện sụp vòm gan chân, hoặc nhìn từ sau gót chân bị vẹo ngoài.
  • Trẻ không đi theo kịp bạn bè, thường xuyên bị tình trạng vấp và ngã. Trẻ hay tự ý bỏ các hoạt động mà trẻ vẫn thường hay yêu thích. Trẻ có biểu hiện đau chân, đầu gối, không muốn cho xem bàn chân.
Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt - Ảnh minh họa: ACC

Do đâu trẻ mắc chứng bàn chân bẹt

Tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân được hình thành giúp trẻ thực hiện các hoạt động thể chất một cách dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến trẻ không hình thành vòm chân làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể như:

  • Thói quen đi chân đất, đi dép, xăng đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ.
  • Trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và thường phát triển thành chân bẹt.
  • Do yếu tố di truyền vì nhiều gia đình cả bố mẹ và con đều bị bàn chân bẹt.

Các bệnh từ bàn chân bẹt

Chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở chân xoay đi xoay lại, chạy nhảy khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn tới đau, viêm, thậm chí làm thoái hóa khớp gối.

Các khớp xương bị lệch trục cũng ảnh hưởng đến lưng, cổ kèm theo những rắc rối tại vị trí đau. Nếu không kịp thời khắc phục chứng bàn chân bẹt ở trẻ và ở người lớn thì sẽ dẫn tới những vấn đề như:

  • Cấu trúc bất thương của ngón chân cái: cấu trúc bất thưởng ở ngón chân cái sẽ tạo nên một cái bướu khiến cho ngón chân cái bị đẩy về phía ngón chân thứ hai. Đây là hậu quả của chứng bàn chân bẹt hoặc do sự quay sấp của bàn chân gây ra. Cấu trúc bất thường của ngón chân cái có thể gây đau đớn hoặc có thể không. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn cho bàn chân và đầu gối.
  • Đau gai gót chân và viêm cân gan chân: Đau gót chân xuất hiện khi gai gót xoay xuống và làm rách cân gan chân gây nên tình trạng viêm. Thông thường, mảnh xương nhọn nhô ra ở gót chân gây ra triệu chứng đau. Đau gót chân và viêm cân gan chân khiến người bệnh đau đớn, không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Đau đầu gối: bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân bị xoay trong lúc đi hoặc chạy. Từ đó các khớp đầu gối cũng xoay lệch và bị viêm dẫn tới tình trạng thoái hóa hay viêm mạn tính. Bàn chân bẹt hoặc bàn chân bị quay sấp là nguyên nhân của hơn 80% các chứng đau đầu gối.
  • Đau lưng, đau cổ và các hội chứng đĩa đệm: tình trạng cẳng chân bị xoay lệch do bàn chân bẹt có thể gây ra những cơn đau lưng, đau thắt lưng và các hội chứng đĩa đệm. Tình trạng này để lâu không chữa trị sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, thể chất, nhất là ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

Chứng bàn chân bẹt có thể chữa được nếu phát hiện sớm

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, cũng như áp dụng đúng phương pháp điều trị. Ngoài việc dùng thuốc thì chứng bàn chân bẹt cách điều trị tốt nhất là dùng đế chỉnh hình bàn chân đặt trong giày.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, đế giày cần phải làm theo đúng số đo của bàn chân theo phương pháp đo quét chính xác đường cong của bàn chân. Để có số đo chính xác của vòm bàn chân người bệnh, bàn chân sẽ được đo bằng máy quét kỹ thuật số CAD-CAM. Sau đó, các bác sỹ điều chỉnh vòm bàn chân trên hệ thống CAD-CAM này để tạo ra chiếc đế đặt trong giày vừa khít chân, từ đó giúp đỡ bàn chân để tạo vòm mong muốn.

Khi trẻ sử dụng đế chình hình bàn chân, không những triệu chứng bàn chân bẹt giảm đi mà còn phòng ngừa được các bệnh như: đau viêm xương khớp gối, đau lưng…

Điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình bàn chân tại phòng khám ACC 

Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hay trên bề mặt dép, giúp giữ cho bàn chân ở vị trí đúng, ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống, hỗ trợ làm giảm cơn đau. Hầu hết các vấn đề về bàn chân đều có thể được điều chỉnh bằng đế chỉnh hình chuyên dụng này. 

Điều trị chứng bàn chân bẹt đem lại kết quả cao nhất khi trẻ trong độ tuổi từ 3 – 7. Lúc này việc điều chỉnh tương đối dễ dàng và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Từ 10 tuổi trở lên, cấu trúc xương đã dần định hình cho nên dùng đế chỉnh hình chỉ mang tính chất hỗ trợ và hiệu quả đạt khoảng 50%.

Đeo đế chỉnh hình càng lâu càng tốt. Đối với trẻ mắc chứng bàn chân bẹt nên mang đế chỉnh hình 50 – 70% thời gian trong ngày và hiệu quả sẽ cao hơn nếu đeo cả ngày. Trong những trường hợp nhẹ hơn có thể đeo đế khoảng 20% thời gian trong ngày. Điều trị dị tật bàn chân bẹt ở trẻ đòi hỏi các bậc phụ huynh phải kiên trì, khuyến khích trẻ đeo hàng ngày, không nên bỏ cuộc giữa chừng.

Điều trị chứng dị tật bàn chân bẹt ở đâu tốt

Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: đau, mỏi mỗi khi đi, chạy nhảy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm bởi đây có thể là dấu hiệu trẻ mắc dị tật bàn chân bẹt. Việc phát hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Để kiểm tra xác định chính xác trẻ mắc chứng bàn chân bẹt hay không, các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp như tại: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hồng Ngọc, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Quân đội 108,…

Hiện nay, chứng dị tật bàn chân bẹt điều trị bằng đế chỉnh hình bàn chân đang được áp dụng thành công tại Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC). Tại đây, trẻ sẽ được trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp giỏi đến từ Mỹ trực tiếp điều trị. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh còn được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc hiện đại, giúp rút ngắn thời gian trị bệnh và đạt hiệu quả tốt nhất.

Với đội ngũ bác sĩ nước ngoài giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Phòng khám ACC mang đến cho bệnh nhân mắc dị tật bàn chân bẹt liệu trình chăm sóc sức khỏe phù hợp, chữa đau tận gốc mà không dùng thuốc hay phẫu thuật với tỷ lệ thành công cao.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
ĐẶT KHÁM
KHÁM TỪ XA