Khám và điều trị rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 26/10/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Khám và điều trị rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức
Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức rất đông hằng ngày - Ảnh: BookingCare

Rối loạn vận động là một dạng vận động không chủ ý do bị tổn thương ở các khu vực não, hạch nền hay tiểu não. Đó là một bệnh lý thuộc hệ thần kinh. Xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó trẻ em có tỉ lệ cao hơn cả do thường xuyên tập trung lâu chơi điện tử hay ngồi máy tính. Chứng bệnh này không hẳn khó chữa trị. Tuy nhiên, nhiên nếu để lâu sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ.

Đối với rối loạn vận động, một trong những chứng bệnh về thần kinh thường gặp, người bệnh có thể đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Tại Bệnh viện Việt Đức, người bệnh sẽ đăng ký khám chuyên khoa Thần kinh cho chứng rối loạn vận động để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể lý do bệnh và tìm hướng điều trị thích hợp.

Các chứng rối loạn vận động thường gặp

Có nhiều loại rối loạn vận động khác nhau từ nặng đến nhẹ, có thể là tạm thời hoặc mãn tính. Dưới đây là các trường hợp rối loạn thường hay gặp nhất:

1. Bệnh Parkinson

Triệu chứng của bệnh Parkinson là run tay, run chân, cử động chậm chạp và không thể giữ thăng bằng. Bệnh gây nhiều bất tiện cho bệnh nhân trong sinh hoạt như ăn uống, mặc quần áo…

2. Liệt cứng

Liệt cứng khiến cho cơ bắp cùa người bình thường trở nên co cứng, gây cản trở sự vận động của tay chân và khó di chuyển. Nguyên nhân gây liệt cứng có thể là do thiếu oxy lên não hay chần thương đầu nghiêm trọng.

3. Run vô căn

Là hành động rung lắc một phần cơ thể theo nhịp mà người rung không thể kiểm soát. Đây là căn bệnh phổ biến thường thấy trong các bệnh về rối loạn vận động, bệnh có dấu hiệu tiến triển chậm hoặc không tiến triển nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh.

3 lưu ý khi khám và điều trị rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức thường xuyên nhận số lượng lớn bệnh nhân tới đăng ký khám và điều trị. Đối với khám thần kinh, bệnh nhân cần tham khảo kỹ 3 lưu ý dưới đây:

Lưu ý 1: Quá trình thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Việt Đức

Khi thực hiện khám rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh trạng, chẳng hạn như chụp X – quang, chụp MRI, chụp CT, siêu âm hộp s,… Trước khi thực hiện những thủ thuật này, bệnh nhân cần lưu ý:

Đối với chụp MRI (chụp cộng hưởng từ)

  • Bệnh nhân mang theo kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh đã khám trước đó.
  • Không mang các vận dụng kim loại như chìa khóa, kim bấm, túi xách tay, dây chuyền, bông tai,… vào trong phòng chụp.
  • Không mang các loại thẻ từ như thẻ ATM, thẻ tòa nhà chung cư, thẻ gửi xe,… vào trong phòng chụp.
  • Bệnh nhân từng thực hiện thay van tim nhân tạo, thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da, vòng tránh thai,… phải báo lại cho nhân viên y tế trước khi thực hiện chụp để có biện pháp xử lý.
  • Bà mẹ đang cho con bú nên dừng cho trẻ bú 36 giờ kể từ khi bơm thuốc tương phản từ.
Thực hiện chụp cộng MRI tại Bệnh viện Việt Đức - Ảnh: http://benhvienvietduc.org

Đối với chụp CT

  • Bệnh nhân nhịn ăn 4 – 6 tiếng trước khi chụp, có thể uống nước lượng vừa phải và kết thúc trước 2 tiếng khi chụp.
  • Bệnh nhân là trẻ em, người cao tuổi, người bệnh yếu nên có người nhà hỗ trợ và đi cùng.
  • Không nên mặc quần áo chật, bó khi đi chụp CT.
  • Cần thông báo cho nhân viên y tế nếu có một trong các bệnh sau: tiểu đường, hen suyễn, tĩnh mạch, thận và dị ứng thuốc.
  • Cần thông báo cho nhân viên y tế nếu mình có thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Trong trường hợp cần phải tiêm thuốc cản quang, nhân viên y tế sẽ thông báo.

Lưu ý 2: Lựa chọn giờ khám hợp lý, tránh phải chờ đợi lâu

  • Bệnh viện Việt Đức rất đông bệnh nhân khám và chữa trị. Khu vực chờ thực hiện chụp chiếu là một trong những nơi đông bệnh nhân nhất. Vì thế, bệnh nhân nên đi sớm từ sáng hoặc đầu giờ chiều.
  • Để rút gọn thời gian chờ khám, người bệnh có thể đặt lịch khám trước. Khi đặt lịch trước, bệnh nhân sẽ được ưu tiên khám theo giờ đã đặt lịch. Như vậy sẽ không tốn quá nhiều thời gian chờ đợi.
  • Bệnh viện Việt Đức chỉ làm việc trong giờ hành chính, không khám ngoài giờ, trừ trường hợp cấp cứu.
Số lượng bệnh nhân chờ chụp chiếu rất đông - Ảnh: BookingCare

Lưu ý 3: Vị trí khu vực khám, chỗ gửi xe, cổng vào

  • Bệnh nhân đăng ký khám tới tòa nhà C4 của Bệnh viện Việt Đức để làm thủ tục. Hiện nay khám thông thường và khám theo yêu cầu của Bệnh viện Việt Đức được thực hiện ở 2 khu khác nhau và vị trí phòng khám đang được thay đổi dần. Do đó, bệnh nhân và người thân nên di theo dự hướng dẫn của bệnh nhân y tế.
  • Đi khám tại tòa nhà C4, bệnh nhân nên đi vào công số 16 – 18 phố Phủ Doãn để tiện kiếm đường vào khu khám. Người đi khám gửi xe dọc bệnh viện, khu vực phố Phủ Doãn. Lưu ý phố Phủ Doãn là đường 2 chiều và không cho ô tô vào.

Một số bác sĩ giỏi điều trị rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức là nơi tập hợp nhiều y bác sĩ thần kinh có chuyên môn cao trong cả nước. Một số bác sĩ có thể kể đến như:

  • Phó giáo sư - Tiến sĩ Đồng Văn Hệ: Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Thần kinh, Trưởng khoa phẫu thuật Thần kinh I, Bệnh viện Việt Đức.
  • Tiến sĩ - bác sĩ Lê Hồng Nhân: Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II - Bệnh viện Việt Đức.
  • Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn: Trưởng khoa Nội – Hồi sức Thần kinh.
  • Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Mạnh Hùng: Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân - Phó trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Việt Đức.
  • Thạc sĩ – bác sĩ Phạm Đức Hiếu: Bác sĩ chuyên khoa Nội – Hồi sức thần kinh.
  • ... 

Trên đây là những thông tin cần lưu ý khi đi khám rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức mà bệnh nhân có thể tham khảo. Bệnh nhân có dấu hiệu bệnh rối loạn vận động nên đi khám sớm để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa rối loạn vận động tại Bệnh viện Việt Đức. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-van-dong-thuc-quan-va-thuoc-dieu-tri-n10252.html
2. https://www.dieutri.vn/trieuchungnoi/hoi-chung-roi-loan-van-dong/
3. http://benhvienvietduc.org/khoa/khoa-phau-thuat-than-kinh-ii/doi-ngu-bac-si
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/