Khi nào thì nên đi châm cứu và những bệnh có thể chữa bằng châm cứu tại Bệnh viện châm cứu Trung ương

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 19/09/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Châm cứu điện châm
Châm cứu điện châm ứng dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau - Ảnh: BookingCare

Châm cứu là một phương pháp điều trị không dùng thuốc, được coi là một trong những thành công tuyệt diệu của nền y học cổ truyền phương Đông. Trong đó Việt Nam chúng ta là một trong số ít quốc gia có thế mạnh thực sự về châm cứu.

Các thầy thuốc chuyên về châm cứu của Việt Nam đã xây dựng thành công nhiều trung tâm châm cứu ở các nước trên thế giới và được người dân nhiều nước hưởng ứng cao. Nhiều người nước ngoài cũng đến Việt Nam lựa chọn chữa bệnh bằng châm cứu.

Hiện nay, châm cứu được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị đông tây y kết hợp, chế độ ăn và luyện tập. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xác định có 28 tình trạng có thể được điều trị bằng thuật châm cứu. Bên cạnh đó, còn nhiều bằng chứng cho thấy châm cứu còn có tác dụng với hơn 60 tình trạng bệnh tình khác nhau.

Khi nào nên đi châm cứu

Châm cứu có nhiều công hiệu như giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật, cải thiện trục trặc về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ... 

Sau đây là một số tình trạng bệnh tật mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp châm cứu để đi khám và điều trị hiệu quả.

Bác sĩ khám
Bác sĩ khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu TW-Ảnh: https://chamcuuvietnam.vn/

Giảm đau

Đa số các bệnh nhân đến gặp các chuyên gia châm cứu vì tình trạng đau, thường là đau lưng, đau đầu gối, đau cổ. Châm cứu có tác dụng giảm đau cũng tương tự như các loại thuốc opioid, nhưng sẽ kích thích lượng endorphine trong cơ thể một cách tự nhiên chứ không dựa vào tác dụng của thuốc. Châm cứu ít tác dụng phụ hơn và được một số tài liệu khoa học chứng minh trong là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng opioid.

Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng, châm cứu có tác dụng tốt hơn giả dược trong việc giảm đau của 4 tình trạng đau phổ biến, bao gồm: đau lưng, đau cổ, viêm xương khớp, đau đầu mãn tĩnh và đau vai.

Với những tình trạng đau dữ dội, bạn có thể được sử dụng phương pháp điện châm, sử dụng dòng điện với tần số đặc biệt  nói với các cây kim châm cứu để tác động nhiều hơn đến các huyệt đạo do vậy sẽ giảm đau tốt hơn.

Giảm thiểu phản ứng phụ của việc xạ trị và hóa trị

Châm cứu có thể giúp điều trị buồn nôn – một phản ứng phụ của điều trị hóa trị. Châm cứu cũng có thể giúp ích với tình trạng mẩn đỏ xảy ra khi xạ trị, tình trạng mệt mỏi do hóa trị và xạ trị.

Cả hóa trị và xạ trị, đều rất có ích trong việc điều trị bệnh ung thư nhưng có thể gây ra tình trạng nóng quá mức trong cơ thể. Người bệnh được điều trị hóa trị và xạ trị có thể sẽ cảm thấy khô, sốt, buồn nôn và thậm chí là bị đau cục bộ ở một vùng. Châm cứu có thể giúp những bệnh nhân gặp phải những dấu hiệu trên cảm thấy dễ chịu hơn và có thể giúp làm giảm lượng nhiệt thừa và giảm tình trạng viêm – những sản phẩm phụ của quá trình hóa trị và xạ trị.

Một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Journal of Clinical Oncology vào năm 2013 chỉ ra rằng, châm cứu có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả để làm giảm buồn nôn và nôn mửa do điều trị hóa trị gây ra.

Vô sinh

Áp dụng thuật châm cứu trong lĩnh vực sinh sản đang có xu hướng phát triển. Châm cứu đã được chứng minh là có thể cải thiện khả năng thụ thai ở cả nữ giới sử dụng phương pháp thụ tinh trong trong ống nghiệm và cả những nữ giới thụ thai theo cách tự nhiên.

Tác dụng của châm cứu trong khả năng sinh sản vẫn dựa vào cơ chế tác dụng cơ bản của thuật châm cứu: khi cơ thể một người đạt được sự cân bằng tốt hơn, thì rất nhiều vấn đề về sức khỏe cũng sẽ được giải quyết, bao gồm cả các vấn đề về vô sinh.

Một nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv chỉ ra rằng, khi được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị vô sinh của tây y, thuật châm cứu có thể làm tăng tỷ lệ thụ thai lên 26%, do vậy, có khoảng 65.5% số người tham gia nghiên cứu được châm cứu có khả năng thụ thai, so sánh với tỷ lệ này là 39.4% ở những người không được châm cứu.

Các vấn đề về tiêu hóa

Châm cứu có thể hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng ợ nóng, táo bón và kể cả các triệu của bệnh viêm loét đại tràng. Một nghiên cứu tại trường đại học Arizona chỉ ra rằng, châm cứu 2 lần/tuần sẽ có hiệu quả hơn so với việc tăng gấp đôi liều thuốc kháng axit với những người bị ợ nóng mãn tính.

Một nghiên cứu khác, từ năm 2014, chỉ ra rằng, những người bị viêm loét đại tràng và được sử dụng thuật châm cứu và thảo mộc phối hợp với việc dùng thuốc sẽ có thể cải thiện được triệu chứng ở 93% số bệnh nhân, so sánh với tỷ lệ này chỉ là 76% ở những người chỉ dùng thuốc. Đáp ứng tốt với điều trị bằng châm cứu thường là những người mắc chứng trào ngược.

Rối loạn cảm xúc

Châm cứu có thể giúp kiểm soát lo âu và trầm cảm. Những người cần được châm cứu thường là những người có mức độ lo âu và trầm cảm cao, nhưng lại mặc kệ không điều trị với hi vọng những triệu chứng này sẽ tự cải thiện.

Thuật châm cứu có thể kích thích việc sản xuất dopamine, endorphin và serotonin – tất cả những chất này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm xúc.

Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng, châm cứu có thể là một biện pháp điều trị hiệu quả với những người bị trầm cảm kháng lại các phương pháp điều trị. Với những người bị trầm cảm, châm cứu có thể khiến họ có một khoảng thời gian cảm thấy rằng, họ khỏe mạnh về mặt thể chất, từ đó, giúp họ có cái nhìn tích cực hơn về thế giới bên ngoài, và có thể tạo ra một bước đột phá lớn về nhận thức ở người bệnh trầm cảm.

Bác sĩ chuẩn bị châm cứu
Bác sĩ chuẩn bị châm cứu cho bệnh nhân - Ảnh: BookingCare

Hồi phục chức năng sau đột quỵ

Châm cứu có thể cải thiện lưu lương máu chảy và tuần hoàn, do vậy, đây là phương pháp điều trị lý tưởng cho các vùng của cơ thể thường không được nhận đủ máu, ví dụ như ở những người bệnh chịu ảnh hưởng của cơn đột quỵ. Các vùng bị ảnh hưởng sau cơn đột quỵ bao gồm một phần của não bộ hoặc một bên chi.

Các chuyên gia châm cứu có thể sử dụng kỹ thuật điện châm để giúp những người này hồi phục chức năng sau đột quỵ. Trong phương pháp này, một dòng điện nhẹ sẽ kích thích vào các huyệt đạo, các cơ co thắt và do vậy, kích thích hệ thần kinh giúp bệnh nhân hồi phục chức năng vận động, chức năng cảm giác và chức năng nghe nói nhanh hơn.

Gián đoạn giấc ngủ

Lợi ích của thuật châm cứu bao gồm cả việc giúp thư giãn, do vậy, châm cứu có thể sẽ giúp ích trong việc điều trị các rối loạn về giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng, thuật châm cứu có thể sẽ có tác dụng tốt hơn thuốc ngủ kê đơn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và các hoạt động chức năng ban ngày ở những người bị mất ngủ.

Một trong số những cách mà thuật châm cứu có ích đối với những người bị mất ngủ là do châm cứu có khả năng làm giảm lo âu. Một số người có thói quen khó chìm vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào giữa đêm hoặc thức dậy vào buổi sáng quá sớm. Châm cứu có thể cải thiện được cả 3 thói quen trên.

Bệnh viện Châm cứu TW
Trung tâm kỹ thuật cao tại Bệnh viện Châm cứu TW - Ảnh: https://chamcuuvietnam.vn/

Những bệnh có thể chữa bằng châm cứu tại Bệnh viện châm cứu Trung ương

Ngoài các tình trạng nêu trên, hiện nay tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý khó chữa như: liệt nửa người do tai biến mạch máu não ở người lớn, liệt do di chứng viêm não ở trẻ em, liệt mặt, giảm hoặc mất thị lực, câm điếc thứ phát, các loại liệt thần kinh, các chứng đau như đau đầu, mất ngủ, đau lưng, đau thần kinh tọa, đau do ung thư, hỗ trợ cai nghiện ma túy...cụ thể sau đây.

Nhóm thần kinh

  • Điều trị đau đầu, mất ngủ
  • Điều trị hội chứng tiền đình
  • Điều trị thiểu năng toàn hoàn não
  • Điều trị stress
  • Điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt
  • Điện châm chữa dây VII ngoại biên (Liệt mặt)
  • Chữa đau thần kinh liên sườn
  • Chữa đau thần kinh tọa
  • Hỗ trợ cai nghiện rượu
  • Điện châm hỗ trợ cai nghiện ma túy

Nhóm cơ xương khớp

  • Chữa đau vai gáy
  • Chữa viêm quanh khớp vai
  • Chữa tê mỏi tay, chân
  • Chữa đau lưng
  • Chữa đau do thoái hóa
  • Điện châm chữa đau thần kinh tọa
  • Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm

Nhóm vận động

  • Phục hồi liệt nửa người
  • Điều trị liệt chi trên
  • Phục hồi liệt tứ chi do chấn thương cột sống
  • Hỗ trợ điều trị tự kỷ ở trẻ em
  • Điện châm chữa bại não trẻ em
  • Điện châm chữa chậm nói ở trẻ em

Nhóm bệnh khác

  • Châm cứu giảm béo

Bệnh viện cũng tiếp nhận mổ các loại phẫu thuật bằng châm tê – là một y thuật độc đáo của phương Đông nhăm giảm thuốc mê, gây tê là loại thuốc độc hại cho cơ thể. Bệnh nhân sớm phục hồi phục sức khỏe và hạn chế tác dụng không mong muốn.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là lịch khám bác sĩ chuyên khoa châm cứu tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Người bệnh có thể đặt khám trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả

Tài liệu tham khảo
1. Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (http://suckhoedoisong.vn/7-tinh-trang-co-the-duoc-dieu-tri-bang-cham-cuu-n126559.html)
2. https://chamcuuvietnam.vn/gioi-thieu-benh-vien/
3. https://chamcuuvietnam.vn/nhung-benh-co-the-chua-bang-cham-cuu/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/