Kinh nghiệm đi khám tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 14/12/2017, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai là một trong ba cơ sở y tế đầu ngành về Sản phụ khoa cùng với Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Kinh nghiệm đi khám tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh chia sẻ từ người dùng)

Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai là một trong 3 cơ sở y tế đầu ngành về Sản phụ khoa tại khu vực phía bắc (gồm Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai).

Nhiều bệnh nhân và gia đình có nhu cầu tìm hiểu thông tin về Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai, vì vậy BookingCare tổng hợp nội dung sau đây về khoa để bạn đọc có thể tham khảo khi cần đi khám hoặc sinh đẻ.

1. Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai 

Hợp tác với tổ chức JICA của Nhật Bản trong dự án hồi sức tim phổi sơ sinh, tổ chức REI Hoa Kỳ phẫu thuật sản phụ khoa… Nhiều bác sĩ của khoa đã được cử đi đào tạo tại Cộng hòa Séc, Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc… trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức REI Mỹ, JICA Nhật Bản, Học Mãi Úc…

Một số chuyên gia Mỹ thuộc tổ chức REI đã sang giảng bài, tập huấn kỹ thuật mổ và trao đỏi chuyên môn tại khoa.

Địa chỉ

  • Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội 

Nếu bạn ở xa đến thì nên đi từ bến xe Giáp Bát là gần nhất. Nếu không thì có thể đi đến bến xe Nước Ngầm.

Có nhiều xe bus đi qua Bệnh viện Bạch Mai:

  • Tuyến 03: Bến xe Giáp Bát - Bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát - Bên xe Yên Nghĩa
  • Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân - Bến xe Mỹ Đình
  • Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ
  • Tuyến 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát - Đại học Mỏ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 41: Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 99: Kim Mã - Bệnh viện Nội tiết cơ sở 2

Số điện thoại

  • 0243 8686 986, số máy lẻ 3333

Vị trí

  • Tầng 3 nhà Nhật; Tầng 8 nhà 21 tầng - Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Phụ sản nằm ở tầng 3 nhà Việt Nhật và tầng 8 tòa nhà 21 tầng 

Thời gian làm việc 

Hiện nay, Khoa Phụ sản làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật nghỉ.

  • Sáng: 6h30 – 11h30
  • Chiều: 13h30 – 16h30

Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai có khám không 

Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai có phòng khám đặt tại phòng 303, 303B tầng 3 Khoa khám bệnh. Các nhân viên của khoa Phụ sản được cử ra làm việc tại phòng khám, bao gồm 2 bác sĩ thường xuyên làm việc tại phòng khám. Ngoài ra trong các buổi khám chuyên khoa còn có các bác sĩ trong khoa ra làm việc tăng cường.

Bệnh nhân muốn khám về sản khoa, phụ khoa, kế hoạch hóa giá đình hoặc đăng ký lớp học kỹ năng trước khi sinh thì có thể đến Khoa khám bệnh để lấy số và đăng ký khám.

2. Các phòng chuyên môn trong Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai 

Hiện tại khoa có 80 giường bệnh được chia thành 3 đơn vị gồm:

  • Phòng khám 
  • Phòng điều trị phụ khoa và sau mổ 
  • Phòng đẻ
    • Khu phòng đẻ 
    • Phòng sơ sinh
    • Khu hậu sản và sản bệnh

2.1 Phòng khám 

Phòng khám đặt tại Khoa khám bệnh. Bệnh nhân muốn khám có thể đến Khu khám của bệnh viện (tòa nhà 4 tầng, nằm phía bên phải khi đi từ cổng 78 Giải Phóng vào).

Sản khoa

  • Theo dõi quản lý các thai nghén bình thường
  • Theo dõi quản lý các thai nghén bệnh lý như tiền sản giật, bệnh tim và thai nghén (có buổi khám riêng).
  • Khám thai cho các thai phụ là bệnh nhân đang điều trị tại các Viện, khoa phòng trong Bệnh viện Bạch Mai
  • Hoạt động tư vấn trước sinh cho các thai phụ những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết cho quá trình mang thai và sau sinh bằng cách tổ chức các lớp tư vấn trước sinh.

Phụ khoa

  • Khám, phát hiện và điều trị ngoại trú các bệnh phụ khoa thông thường như viêm nhiễm sinh dục, rối loạn kinh nguyệt...
  • Khám, phát hiện, chuyển vào các phòng điều trị các bệnh nhân có các bệnh lý như u vú, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung...
  • Khám phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào học âm đạo cổ tử cung.
  • Khám theo hẹn các bệnh nhân sau mổ phụ khoa và các sản phụ sau đẻ, sau mổ đẻ tại khoa sản.

Kế hoạch hóa gia đình

  • Cung cấp các dịch vụ đình chỉ thai nghén trong 03 tháng đầu của thai kỳ kế hoạch hoá gia đình như thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung tránh thai.
  • Tư vấn các biện pháp tránh thai.

Lớp tư vấn trước sinh

  • Nội dung là để cung cấp kiến thức cơ bản về sản khoa giúp các thai phụ và người thân có những thông tin cần thiết trước trong và sau khi sinh.
  • Lớp được tổ chức định kỳ một tháng 2 lần tại phòng 408 tầng 4 Khoa khám bệnh.
Bạn có thể đăng ký lớp học tiền sản tại phòng 303 Khoa khám bệnh (Ảnh: Bv Bạch Mai)

2.2 Phòng phụ khoa và sau mổ 

Phòng điều trị phụ khoa nằm trong một đơn nguyên riêng tại tầng 3 khu nhà mới với 7 buồng bệnh tổng số 30 giường bệnh và một phòng làm thủ thuật. 

Tại đây, thực hiện mổ và chăm sóc các trường hợp bệnh lý phụ khoa: phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng, cắt u xơ tử cung, phẫu thuật sa sinh dục, chửa ngoài tử cung, ung thư phụ khoa, tạo hình thẩm mỹ... Các kỹ thuật mổ nội soi, mổ cắt tử cung đường dưới cũng đã được áp dụng tại khoa từ 4 năm gần đây.

Tiến hành các thủ thuật như: sinh thiết, cắt polyp, khâu vòng cổ tử cung, đình chỉ thai nghén cho các trường hợp có thai mà mẹ mắc bệnh lý nội, ngoại khoa không thể tiếp tục mang thai, các trường hợp đình chỉ thai khó khăn khó khăn như có thai trên tử cung mổ cũ, có thai trên tử cung bất thường... 

2.3 Phòng đẻ 

Khu phòng đẻ 

Phòng đẻ là bộ phận đầu sóng ngọn gió của khoa, tính trung bình mỗi ngày có khoảng 10-15 trẻ sơ sinh được sinh ra tại phòng đẻ. 

Các phòng đẻ được thiết kế và trang bị theo tiêu chuẩn của Nhật bản bao gồm bàn đẻ, máy theo dõi tim thai liên tục, máy theo dõi mạch huyết áp, máy truyền dịch, bàn hồi sức sơ sinh hiện đại, hệ thống oxy và máy hút trung tâm, điều hoà không khí hai chiều, hệ thống đèn mổ...

Trong số các phòng đẻ có một phòng đẻ đặc biệt được trang bị máy gây mê có thể dùng để mổ cấp cứu các trường hợp đặc biệt không cho phép chuyển bệnh nhân lên khoa phẫu thuật.

Toàn bộ khu vực phòng đẻ được xây dựng theo kiểu khép kín vô khuẩn, thông khí nhân tạo qua hệ thống lọc không khí và điều hoà trung tâm.

Phòng sản bệnh và hậu sản 

Trong khu sản bệnh và hậu sản, ngoài các sản phụ sau đẻ cũng theo dõi và điều trị các trường hợp thai nghén bệnh lý như tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, mổ cũ, thai phụ bị bệnh tim, dọa sảy thai, dọa đẻ non...

Các thai phụ ở đây cũng được theo dõi về tim thai, cơn co tử cung, được làm các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, siêu âm để theo dõi sự phất triển của thai và đưa ra các quyết định điều trị thích hợp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

Phòng sơ sinh 

Phòng sơ sinh của khoa sản nằm gần khu hậu sản. Phòng được trang bị các lồng ấp hiện đại của Nhật, có hệ thống điều hòa giúp cho các cháu được ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Phòng có chức năng chăm sóc cho các sơ sinh những giờ đầu sau mổ, các trường hợp sơ sinh non yếu cần theo dõi sát.

Xem thêm bài viết

3. Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai khám những bệnh gì 

  • Khám, hội chẩn và xử trí các trường hợp có thai kèm theo bệnh nội, ngoại khoa nằm tại các viện, khoa phòng trong bệnh viện.
  • Xử lý và giải quyết các bệnh nhân nặng liên quan đến chửa đẻ, phẫu thuật sản phụ khoa từ tuyến dưới chuyển đến.
  • Khám thai, theo dõi thai. Siêu âm 2D, 4D, chẩn đoán trước sinh các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tư vấn tiền sản.
  • Thực hiện các đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó và phẫu thuật mổ lấy thai, đẻ không đau.
  • Điều trị nội khoa các bệnh phụ khoa như rong kinh rong huyết, viêm nhiễm phụ khoa...
  • Phẫu thuật các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư sinh dục, chửa ngoài dạ con, sa sinh dục, phẫu thuật nội soi, cắt tử cung đường âm đạo...
  • Khám, tư vấn, điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Thực hiện các kỹ thuật trong điều trị vô sinh như IUI, chọc hút noãn, ICSI, IVF…

4. Một số bác sĩ giỏi tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai

Có nhiều bác sĩ giỏi, nổi tiếng đã và đang công tác tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai:

4.1 Bác sĩ đang làm việc tại Khoa 

PGS. TS Phạm Bá Nha 

  • Trưởng khoa Phụ sản kiêm Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản - IVF - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ có lịch khám ngoài giờ tại Phòng khám Sản phụ khoa bác sĩ Phạm Bá Nha - 162 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Hà Nội.

BS CKII Nguyễn Dư Dậu - Phó khoa Phụ sản

BS CKII Trần Quốc Nhân 

  • Phó khoa Phụ sản
  • Bác sĩ có phòng khám riêng tại P103 – D3 tập thể Bộ Nông nghiệp, Lương Định Của, Đống Đa. Khám từ 17h đến 19h (từ thứ 2 đến thứ 6); Từ 8hđến 11h30 (thứ 7 và Chủ nhật).

BS CKII Vũ Công Khanh 

  • Phó khoa Phụ sản
  • Bác sĩ khám ngoài giờ tại phòng khám riêng - số 87-A2 KĐT Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai.

BS CKII Trần Quang Hiệp 

  • Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản 
  • Bác sĩ có phòng khám riêng ở ngõ 4 Phương Mai, khám vào chiều thứ 4 và thứ 7.

Ths. BS Phạm Thu Thủy - Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản 

4.2 Bác sĩ đã từng làm việc tại Khoa 

BS CKII Nguyễn Thị Tân Sinh

  • Nguyên Phó khoa Phụ sản
  • Hiện nay bác sĩ có lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

TS Nguyễn Việt Hùng 

  • Nguyên Trưởng khoa Phụ sản
  • Bác sĩ đã nghỉ hưu và hiện thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh.

5. Kinh nghiệm đi khám tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai 

Dưới đây là một số chia sẻ, kinh nghiệm khi đi khám, chữa bệnh, đi đẻ tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai. 

Đối với đi khám 

Khoa Phụ sản Bạch Mai rất đông bệnh nhân nên thường bạn sẽ phải chờ đợi hơi lâu. Phòng khám lại nằm ở Khoa khám của bệnh viện, việc đăng ký và làm thủ tục đều phải làm ở đây nên lại càng lâu hơn. 

Do vậy, khi đi khám tốt nhất bạn nên đến sớm để xếp hàng lấy số khám trước (bệnh viện thường phát số khám từ 6h30).

Trong trường hợp sức khỏe bạn của bạn không tốt thì nên nhờ người nhà đến lấy số khám, khi nào gần đến lượt thì đến. Như vậy sẽ đỡ mệt mỏi và đau đớn. 

Đối với đi đẻ 

Khu phòng đẻ gồm có một phòng chờ đẻ, 3 phòng đẻ và các phòng phụ trợ. Phòng chờ đẻ có 6 giường dành cho các sản phụ nằm trong lúc theo dõi chuyển dạ.

Sản phụ theo dõi thai tại khoa phụ sản khi chuyển dạ vào viện được làm bệnh án tại bàn đón tiếp ngay cạnh cửa ra vào của phòng đẻ sau đó được thay quần áo bệnh viện và được đưa vào phòng chờ.

Tại đây các sản phụ được các bác sĩ, nữ hộ sinh thăm khám kỹ lưỡng và theo dõi sát sao các triệu chứng của chuyển dạ như tim thai, cơn co tử cung, độ mở cổ tử cung. Khi sản phụ sắp đẻ sẽ được chuyển vào phòng đẻ.

Trong phòng chờ được trang bị máy điều hoà không khí trung tâm, có lavabo vệ sinh. Các giường chờ đều có rèm che kín đáo riêng biệt và là một loại giường đặc biệt có thể di chuyển hoặc chuyển thành bàn đẻ trong trường hợp khẩn cấp, tất cả đều được trang bị đầy đủ hệ thống oxy và máy hút trung tâm và nút bấm cấp cứu ngay tại đầu giường.

Các trường hợp đẻ khó phải mổ lấy thai sẽ được chuẩn bị thủ tục tại phòng đẻ sau đó chuyển lên khoa phẫu thuật. Ca mổ kết thúc trong khoảng 1 tiếng. 

Sản phụ sau khi đẻ được theo dõi tại phòng đẻ 2-3 tiếng sau đó được chuyển sang khu chăm sóc hậu sản. Khu chăm sóc hậu sản có 7 buồng với 20 giường trong đó có 4 buồng riêng đặc biệt khép kín dành cho các sản phụ cần chăm sóc đặc biệt. Tại đây các sản phụ được theo dõi sát sau đẻ, làm vệ sinh tầng sinh môn hàng ngày, được tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ... Các sản phụ được theo dõi sau đẻ 1-3 ngày trước khi ra viện.

Đối với trẻ sơ sinh, hàng ngày các cháu được tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và thay tã lót vô khuẩn. Các bác sĩ của khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai hàng ngày sẽ lên thăm khám cho các cháu. Nếu các cháu có biểu hiện bất thường được chuyển xuống phòng sơ sinh tích cực của khoa Nhi để theo dõi và làm các xét nghiệm chuyên khoa.

Trẻ sơ sinh sau khi đẻ tại sẽ được tiêm Vitamin K phòng xuất huyết não, tiêm vacxin phòng viêm gan B miễn phí theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể phần nào giúp bạn có thể tự tin khi đi khám và quá trình khám chữa bệnh được hiệu qủa hơn. 

Xem thêm bài viết

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://bachmai.gov.vn/index.php/vi/gioi-thieu-ve-benh-vien-menuleft-27/cac-khoa-lam-sang-menuleft-89/khoa-phu-san-menuleft-100
2. http://www.bachmai.vn/home/dich-vu-y-khoa/phong-kham-san-phu.aspx
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/