Kinh nghiệm đi khám tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 21/02/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khám và điều trị bệnh Dị ứng - Miễn dịch phần lớn là ở Bệnh viện Bạch Mai. Để việc đi khám được dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo phần chia sẻ dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai
Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng, miễn dịch

Trong những năm gần đây, các bệnh dị ứng - miễn dịch như hen phế quản, lupus ban đỏ hệ thống, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết... đang tăng lên một cách đáng báo động ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Khi mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh thì cần sớm tới các cơ sở khám và điều trị bệnh Dị ứng - Miến dịch uy tín. Bệnh viện Bạch Mai là một địa chỉ khám chữa về bệnh Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng uy tín ở khu vực miền Bắc. Để hiểu hơn về trung tâm này, cũng là để việc đi khám được dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo phần chia sẻ dưới đây.

1. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm có nhận khám, tư vấn (3 phòng khám) và điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, tại đây còn thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau cho toàn bệnh viện, cũng như từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến.

Trung tâm đã có những ứng dụng kỹ thuật mới nâng cao chất lượng điều trị: Test dưới lưỡi giảm mẫn cảm đặc hiệu, điều trị đồng bộ bệnh tự miễn bằng thuốc ức chế miễn dịch...

Số điện thoại, trang web

  • Điện thoại: 024 38 693 731 (6722)
  • Trang web: http://diungmiendich.com.vn/

Vị trí, địa chỉ

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội (cổng chính).
  • Vị trí: Nhà A2, A4 trong Khu A Bệnh viện Bạch Mai (nhà A2, A4 nằm ở tầng 2).

Bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai để đăng ký khám.

Trung tâm dị ứng miễn dịch
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian làm việc 

Từ 7h30 – 11h30 sáng và từ 13h30 – 16h30 buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Bạn nên đến sớm để xếp hàng lấy số khám, bệnh viện thường bắt đầu phát số khám từ khoảng 6h. 

2. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng khám chữa những bệnh gì

Các bệnh dị ứng

  • Dị ứng thuốc, hóa chất, mỹ phẩm
  • Dị ứng thức ăn
  • Hen phế quản
  • Viêm mũi xoang dị ứng
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Chàm, mày đay mạn tính…

Các bệnh tự miễn dịch

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Xơ cứng bì hệ thống
  • Viêm da cơ
  • Viêm mạch hệ thống
  • Viêm gan tự miễn…

Một số bệnh Trung tâm đang điều trị có hiệu quả, gồm

  • Mày đay
  • Phù Quincke
  • Dị ứng thuốc
  • Nhiễm độc gan do thuốc
  • Viêm mạch Schonlein – Henoch
  • Viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm da cơ
  • Viêm gan tự miễn
  • Hen phế quản dị ứng
  • Xơ cứng bì hệ thống tiến triển...

Các xét nghiệm

  • Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng đặc hiệu: Phân hủy tế bào mast, tiêu bạch cầu đặc hiệu, định lượng kháng thể IgE đặc hiệu, test bì (test tẩy da, test áp)
  • Các xét nghiệm miễn dịch bằng phương pháp ELISA
  • Các thăm dò chức năng: đo chức năng thông khí phổi, điện tâm đồ, test phục hồi phế quản…
Xét nghiệm và đọc kết quả xét nghiệm Dị ứng miễn dịch tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: bachmai.gov.vn

3. Một số bác sĩ tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng

Dưới đây là một số bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng giỏi:

  • ThS.BS Nguyễn Hoàng Phương - Phụ trách Trung tâm
  • PGS.TS. BS Nguyễn Văn Đoàn - Nguyên Giám đốc Trung tâm (nghỉ hưu năm 2016),Trưởng bộ môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, Bác sĩ tại Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch BS Nguyễn Văn Đoàn
  • TS.BS Phạm Huy Thông - Phó Giám đốc Trung tâm, bác sĩ có nhiều nghiên cứu về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  • BS Chu Chí Hiếu - Trưởng phòng Dị nguyên
  • ThS.BS Bùi Văn Khánh - Bác sĩ tư vấn về tình trạng dị ứng trên các kênh: vnexpress, pháp luật online, tư vấn về Glucocorticoids trong điều trị sốc phản vệ (bác sĩ nội trú)… Bác sĩ tại Phòng khám Tâm Phúc
Bác sĩ Bùi Văn Khánh 
Bác sĩ Bùi Văn Khánh 

4. Những ai nên khám và điều trị tại đây 

Các bệnh dị ứng, miễn dịch rất đa dạng, mỗi người sẽ bị mức độ nặng nhẹ khác nhau. Do vậy khó để chỉ giải đáp cụ thể trưởng hợp nào thì nên khám, trường hợp nào không nên khám tại đây.

Có thể nói, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bạch Mai là đơn vị thăm khám và điều trị tuyến cao nhất về nhóm bệnh này. Nếu thuận tiện thì bạn có thể khám và điều trị tại các bệnh viện địa phương, gần nhà trước. Vừa dễ dàng trong việc đi lại, vừa được hưởng bảo hiểm đúng tuyến. Tuy hiện nay, không nhiều bệnh viện có riêng chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, nhưng với các bệnh nhẹ, đơn giản thì các bác sĩ ở cơ sở y tế tuyến dưới có thể xử lý được. 

Nhưng nếu bạn đã khám chữa tuyến dưới không ra bệnh hoặc không khỏi thì có thể sắp xếp thời gian đi khám tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Bạch Mai. Khi có nghi ngờ về bất kì bệnh dị ứng, miễn dịch nào như dưới đây, thì nên đến khám để được chẩn đoán càng sớm càng tốt:

  • Dị ứng thuốc, hóa chất, mỹ phẩm, dị ứng thức ăn
  • Hen
  • Viêm xoang
  • Mày đay
  • Lupus ban đỏ
  • Viêm da cơ… 

Một số trường hợp dị ứng nặng, cấp cứu thì đây chính là nơi để người bệnh tin tưởng và đến khám chữa kịp thời. Đội ngũ bác sĩ tại đây có nhiều kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn cao sẽ giải quyết kịp thời cho người bệnh.

Bạn cũng nên lưu ý rằng nhiều bệnh dị ứng, miễn dịch dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu, bệnh ngoài da (như nấm da, mụn nhọt…). Do vậy trước khi quyết định đi khám, bạn nên tìm hiểu kỹ về tình trạng của mình, tránh trường hợp chữa không đúng chuyên khoa, mất thời gian và tiền bạc.

Bệnh nhân cơ địa dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa
Bệnh nhân cơ địa dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa - Ảnh minh họa: pixabay.com

5. Kinh nghiệm đi khám

Khi đi khám dị ứng, miễn dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Bạn sẽ đăng ký và khám trực tiếp tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Nhà A2, A4 khu A - Bệnh viện Bạch Mai (nhà A2, A4 nằm ở tầng 2 nhà A). Bạn đi từ cổng chính vào rất gần, nằm ngay phía bên tay trái. Khi đi vào cổng chính, bạn rẽ trái sẽ thấy ngay khu nhà A, bên cạnh nhà thuốc bệnh viện. 
Sơ đồ chỉ dẫn vị trí nhà A
Sơ đồ chỉ dẫn vị trí nhà A (A2, A4 nằm ở tầng 2)
  • Từ 7h30 – 11h30 sáng và từ 13h30 – 16h30 buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Bạn nên đến sớm hơn để lấy số khám. Bệnh viện thưường phát số khám từ sau 6h. 
  • Khi đi khám, bạn cần mang theo kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, bệnh án cũ (nếu có).
  • Bạn nên đi khám vào buổi sáng để có thể có kết quả xét nghiệm (nếu có) ngay trong ngày, không mất công đến bệnh viện vào ngày hôm sau.
  • Tốt nhất là nhịn ăn sáng, phòng trường hợp làm xét nghiệm máu, nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ để có thể ăn sau khi xét nghiệm xong.1698

Khi đi khám tại những bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, bạn và người thân cần cảnh giác vì thường có nạn cò mồi. Đặc biệt ở gần khu vực cổng viện và gần các điểm gửi xe, với những lời hứa hẹn sẽ được khám nhanh, khám chọn bác sĩ... Tốt nhất bạn hãy trả lời dứt khoát là không cần thiết và bạn đã đi khám nhiều lần ở đây rồi.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân và người nhà ở tỉnh xa cũng nên lưu ý đề phòng mất trộm. Một số đối tượng lợi dụng sự chen lấn và mất cảnh giác để móc túi của người đi khám. Vì vậy nên cẩn thận và cảnh giác với đối tượng lạ có hành vi không bất thường.

6. Mẹo gửi xe tại Bệnh viện Bạch Mai

Bạn và người nhà có thể đến, đi qua cổng bệnh viện để đến các bãi gửi xe bên trong. Nhưng trên thực tế, lượng xe gửi tại đây rất nhiều, các bãi xe bên trong viện thường xuyên xảy ra tình trạng hết chỗ.

Trong trường hợp đó, bạn có thể gửi xe (xe máy, ô tô, xe đạp...) tại bãi xe mới (từ đầu năm 2017) của bệnh viện nằm dưới gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng (đường Giải Phóng),khá gần với cổng Bệnh viện Bạch Mai. Nhận gửi xe cả ngày và đêm.

Bãi gửi xe ở chân cầu vượt Ngã tư Vọng 
Bãi gửi xe ở chân cầu vượt Ngã tư Vọng 

Bạn sẽ phải đi bộ một đoạn đường khoảng hơn 100m mới đến được bệnh viện. Tuy nhiên, như thế vẫn tiết kiệm thời gian hơn so với việc xếp hàng gửi xe tại bệnh viện.

Giá vé gửi xe máy là 3.000 đồng/xe. Trong khi đó, giá gửi xe ô tô gồm 2 mức: xe ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30.000 đồng/lượt; xe tô tô từ 10 - 24 chỗ ngồi, 25 - 40 ngồi và trên 40 chỗ ngồi được tính chung ở mức 40.000/lượt (1 lượt tương đương với thời gian 120 phút). Nếu gửi xe qua đêm sẽ có mức giá khác. 

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, bệnh nhân và người nhà có thể đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, cụ thể là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng được dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

 
 
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/