Lấy sinh thiết có nguy hiểm không? Có những rủi ro nào?
cover-lay-sinh-thiet-co-nguy-hiem-khong
Lấy sinh thiết có những rủi ro nguy hiểm nào là điều được nhiều người thực hiện sinh thiết rất quan tâm - ảnh: BookingCare

Lấy sinh thiết có nguy hiểm không? Có những rủi ro nào?

Tác giả: - Xuất bản: 20/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 27/11/2023
Lấy mẫu sinh thiết có nguy hiểm không? Quá trình sinh thiết có thể xảy ra những rủi ro gì là điều mà nhiều bệnh nhân chuẩn bị làm sinh thiết quan tâm.

Câu hỏi lấy sinh thiết có nguy hiểm không là điều mà rất nhiều người quan tâm. Việc tác động đến các cơ quan bên trong để lấy mẫu mô của cơ thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng trước khi thực hiện sinh thiết.

Lấy sinh thiết có thể gặp những rủi ro nào?

Các phương pháp xét nghiệm y học nói chung và xét nghiệm lấy sinh thiết nói riêng đều có có thể gặp những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, mức độ rủi ro khi thực hiện sinh thiết thường được đánh giá ở mức thấp. Một số trường hợp khi thực hiện sinh thiết có thể xảy ra các biến chứng như:

  • Chảy máu nhiều, không cầm được máu tại vết sinh thiết.
  • Nhiễm trùng vết cắt (mổ) lấy mẫu.
  • Sốt hoặc đau, sưng viêm tại vết cắt.
  • Một số trường hợp có hiện tượng chảy dịch vết mổ.
  • Các trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc gây tê, thuốc mê hoặc các loại thuốc khác được sử dụng trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm.
  • Một số trường hợp hiếm có thể làm lan khối u hoặc di căn ung thư (tỉ lệ dưới 1%)

Tuy nhiên, các trường hợp này thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tất cả các trường hợp thực hiện sinh thiết. Nếu gặp các trường hợp trên, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới kiểm tra tại các cơ sở y tế để được đánh giá cụ thể mức độ của các biến chứng.

Các biện pháp hạn chế rủi ro khi làm sinh thiết

Để hạn chế rủi ro khi thực hiện sinh thiết, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Thảo luận và tham khảo ý kiến bác sĩ về những thắc mắc liên quan đến quy trình, các phương pháp sinh thiết, lợi ích, rủi ro và các phương án dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra.
  • Cung cấp thông tin y tế đầy đủ cho bác sĩ trước quá trình sinh thiết như: tiền sử bệnh hoặc các bệnh lý hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng và bất kỳ vấn đề sức khỏe quan trọng nào khác để được bác sĩ đánh giá và chỉ định phương pháp sinh thiết phù hợp.
  • Tuân thủ hướng dẫn trước quá trình sinh thiết như: nhịn ăn hoặc hạn chế vận động mạnh trước quá trình sinh thiết, ngừng sử dụng các loại thuốc đặc biệt, hoặc thực hiện các biện pháp vệ sinh cần thiết.
  • Thực hiện chăm sóc vết mổ, sử dụng thuốc theo chỉ định, tuân thủ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sau thực hiện sinh thiết. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ về bất kỳ biến chứng hoặc vấn đề sức khỏe nào xảy ra sau sinh thiết.

Trên đây là giải đáp về thắc mắc lấy sinh thiết có nguy hiểm không. Hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị cho quá trình sinh thiết diễn ra hiệu quả và an toàn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết