Các phương pháp sinh thiết được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy các phương pháp sinh thiết phổ biến hiện nay là gì? Mỗi phương pháp có ứng dụng thế nào trong việc chẩn đoán và điều trị các loại bệnh lý? Đọc thêm qua bài viết sau!
Trong y học hiện nay có rất nhiều phương pháp sinh thiết được sử dụng để chẩn đoán ung thư và các loại bệnh lý khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là 5 phương pháp sau:
Sinh thiết bằng kim là thủ thuật sử dụng ống kim xuyên qua lớp da để thu thập tế bào từ một bộ phận trong cơ thể nghi ngờ có dấu hiệu bệnh. Sinh thiết bằng kim thường được sử dụng ở các khu vực có thể tiếp cận được qua da như các khối u ở vú, tuyến giáp và các u hạch ngoại vi.
Sinh thiết bằng kim có thể chia ra thành những loại gồm:
Phương pháp này sử dụng ống nội soi đưa vào cơ thể để lấy một mảnh nhỏ mô tế bào ở các cơ quan cần chẩn đoán. Sinh thiết nội soi thường được áp dụng để lấy mẫu cho các trường hợp như sinh thiết dạ dày, bàng quang, phổi, đại tràng,...
Ống nội soi có thể được đưa qua miệng, trực tràng, đường tiết niệu hoặc một vết mổ nhỏ trên da đến các vị trí cần chẩn đoán. Người bệnh thực hiện sinh thiết nội soi có thể được gây mê hoặc gây tê cục bộ tùy vào vị trí cần thực hiện nội soi.
Sinh thiết da là phương pháp gây mê hoặc gây tê cục bộ để bóc tách các tế bào trên bề mặt da. Phương pháp này có thể xác định các bệnh da liễu như: các khối u ác tính hoặc ung thư da. Cách thức thực hiện sinh thiết da sẽ tùy thuộc vào dấu hiệu và mức độ lây lan trên da. Các phương pháp sinh thiết da phổ biến gồm:
Đây là phương pháp lấy mẫu tủy xương để phân tích nhằm chẩn đoán các vấn đề liên quan đến sản xuất và chất lượng các tế bào máu hoặc các bệnh liên quan đến máu, ung thư... Sinh thiết tủy có thể xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về máu như các bệnh bạch cầu, ung thư, đa u màng hay sự di căn của ung thư tới các bộ phận trong cơ thể.
Người bệnh được gây mê hoặc gây tê, sau đó được lấy sinh thiết bằng một cây kim to, dài để lấy tủy ra khỏi ống xương.
Sinh thiết thông qua phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp bác sĩ khó tiếp cận các cơ quan bằng các phương pháp sinh thiết thường hoặc kết quả từ các phương pháp khác không đủ cơ sở để đưa ra kết luận bệnh lý.
Người bệnh được bác sĩ cắt một đường nhỏ trên da để tiếp cận các phần nghi ngờ ở sâu bên trong cơ thể như: các khối u ở vú, các hạch bạch huyết, các mô ở phổi, thực quản,... Sau đó, người bệnh được tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần mô để được xét nghiệm chẩn đoán.
Tùy vào mục đích chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể các phương pháp sinh thiết cho từng trường hợp. Người bệnh sẽ thường được trả kết quả sau khoảng vài ngày. Dựa vào kết quả sinh thiết, bác sĩ có thể chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh lý cũng như đưa ra phương hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.