Sinh thiết hạch chẩn đoán những bệnh lý nào?
cover-sinh-thiet-hach
Sinh thiết hạch là phương pháp chẩn đoán bệnh lý liê quan đến các hạch bạch huyết - ảnh: BookingCare

Sinh thiết hạch chẩn đoán những bệnh lý nào?

Tác giả: - Xuất bản: 20/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 27/11/2023
Sinh thiết hạch là một xét nghiệm được ứng dụng chẩn đoán các bệnh lý ở nhiều bộ phận cơ thể khác nhau. Đọc thêm về xét nghiệm qua bài viết.

Sinh thiết hạch là cách xác định tình trạng và những dấu hiệu bất thường của các hạch bạch huyết. Sinh thiết hạch có đóng góp quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến hạch bạch huyết.

Sinh thiết hạch là gì? Ý nghĩa của sinh thiết hạch

Sinh thiết hạch là phương pháp lấy mẫu tế bào hạch trong cơ thể để xét nghiệm đánh giá sức khỏe. Các tuyến hạch là những cơ quan nhỏ hình bầu dục nằm rải rác trong cơ thể như dạ dày, ruột, đặc biệt là ở nách, vùng xương chậu và cổ có chức năng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn bên ngoài.

Nếu trên cơ thể có các nốt hạch sưng và phát triển ngày càng lớn, người bệnh có thể cần thực hiện sinh thiết hạch để tìm kiếm nguyên nhân và chẩn đoán tình trạng bệnh lý mà người kiểm tra đang gặp phải.

Sinh thiết hạch chẩn đoán các bệnh lý nào?

Sinh thiết hạch được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất gồm:

  • Các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Các bệnh lý hệ thống mạch máu như bệnh bạch cầu.
  • Các bệnh lý miễn dịch như bệnh lupus, bệnh celiac và bệnh viêm khớp.
  • Các bệnh lý liên quan đến nhiễm sắc thể như bệnh Down, Turner.
  • Các bệnh lý nội tiết như bệnh tuyến giáp và bệnh tuyến yên.
  • Các loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, bệnh HIV/AIDS... 

 Trường hợp cần thực hiện sinh thiết hạch

Người bệnh có thể được thực hiện xét nghiệm sinh thiết hạch nếu gặp một số tình trạng như:

  • Xuất hiện hạch bất thường có kích thước lớn hơn bình thường, cứng, hoặc có biến chứng lạ không xác định được nguyên nhân.
  • Khi có các hạch bất thường trên phim chụp X-quang, siêu âm,  chụp CT hoặc MRI
  • Khi có nghi ngờ về bệnh ung thư trong cơ thể hoặc muốn xác định sự di căn của ung thư tới các bộ phận khác.
  • Gặp phải tình trạng nhiễm trùng kéo dài, không thể điều trị bằng thuốc

Ưu điểm và hạn chế khi thực hiện sinh thiết hạch

Sinh thiết hạch là một phương pháp chẩn đoán quan trọng được sử dụng để xác định các bệnh lý liên quan đến tuyến hạch. Tuy nhiên, quá trình sinh thiết hạch cũng có một số vấn đề cần phải cân nhắc trước khi áp dụng vào một trường hợp cụ thể.

Ưu điểm sinh thiết hạch

  • Sinh thiết hạch cho phép xem xét mẫu mô từ hạch bạch huyết dưới kính hiển vi, giúp xác định dấu hiệu của các bệnh như ung thư, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác.
  • Sinh thiết hạch có thể dự đoán phạm vi và khả năng lây lan của bệnh tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là di căn tế bào ung thư.
  • Kết quả sinh thiết hạch hỗ trợ xác định phương pháp điều trị và liệu pháp hồi phục phù hợp nhất cho người bệnh.

Hạn chế

  • Sinh thiết hạch có thể gây ra một số rủi ro như sốt, nhiễm trùng, chảy máu hoặc tổn thương đến các bộ phận liên quan.
  • Kết quả sinh thiết hạch có thể sai lệch nếu mẫu mô lấy từ hạch bạch huyết không đủ để đưa ra kết luận hoặc khi kỹ thuật sinh thiết không thực hiện đúng cách.

Một số lưu ý trước khi thực hiện sinh thiết hạch

Trước khi thực hiện sinh thiết hạch, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các vấn đề sức khỏe khác (mang thai, dị ứng thuốc, rối loạn đông máu…) để được hướng dẫn cụ thể về việc ngừng thuốc nhằm đảm bảo cho quá trình làm sinh thiết.
  • Người bệnh có thể cần nhịn ăn trước khoảng 8 - 10 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện sinh thiết.

Sinh thiết hạch là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị cho các bệnh lý liên quan đến hạch bạch huyết. Việc chuẩn bị tốt trước khi thực hiện sinh thiết có thể giúp người bệnh hạn chế  rủi ro khi thực hiện sinh thiết để mang lại kết quả chính xác, phục vụ cho quá trình quản lý và điều trị bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết