Loạn thị có tự khỏi không? Cách điều trị loạn thị?
Loạn thị có tự khỏi không? Cách điều trị loạn thị?
Loạn thị có tự khỏi không?
Loạn thị không thể khỏi một cách tự nhiên - Ảnh: BookingCare

Loạn thị có tự khỏi không? Cách điều trị loạn thị?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Mục tiêu điều trị bệnh loạn thị là điều chỉnh lại độ cong của giác mạc và/ hoặc thể thuỷ tinh trở lại bình thường bằng đeo kính hoặc phẫu thuật.

Bệnh loạn thị là do giác mạc và/hoặc thể thuỷ tinh của mắt không cong đều làm cho hình ảnh khi đi qua không hội tụ rõ nét vào hoàng điểm của võng mạc được. Do đó, bệnh nhân nhìn vật bị nhoè, mờ.

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến ở mắt. Tuy rằng loại tật này không phải là quá nguy hiểm nhưng nó cũng gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc phải. 

Vậy loạn thị có thể tự khỏi không và có những cách nào giúp điều trị loạn thị hiệu quả? Hãy cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị không thể tự khỏi một cách tự nhiên nhưng có thể điều trị được. Thông thường, khi mắt bị loạn thị dưới 1 độ, tình trạng này gần như không có ảnh hưởng gì và bạn vẫn có thể nhìn rõ mọi vật do mắt của bạn có thể điều tiết để bù trừ. Khi ấy người bệnh chỉ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, hạn chế làm việc bằng mắt để mắt đỡ phải điều tiết, giúp cho mắt đỡ mỏi mệt. 

Các trường hợp loạn thị từ 1 độ trở lên có thể gây khó chịu, nhìn mờ và đau đầu, đau nhức mắt do mắt phải điều tiết quá mức. Loạn thị trên 2 độ hoặc loạn thị 1 mắt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thế dẫn đến nhược thị, đặc biệt ở trẻ bé.

Chính vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của loạn thị, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, để được thăm khám và trị.

Cách điều trị loạn thị?

Tuy loạn thị không thể tự khỏi, nhưng vẫn là có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để khắc phục vấn đề này. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để điều trị loạn thị:

  • Đeo kính gọng: Được coi là phương pháp đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất so với các loại khác,đeo kính gọng là một giải pháp không can thiệp vào mắt. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể nhìn mờ và khó chịu khi liếc mắt trong kính.
  • Đeo kính tiếp xúc - áp tròng mềm: Đối với những người bị loạn thị, việc đeo kính áp tròng mềm sẽ giúp cải thiện tầm nhìn đáng kể.
    • Loại kính này được áp sát vào tròng mắt nên mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, người sử dụng kính áp tròng cần phải chú ý vệ sinh và thay mới kính đúng theo hướng dẫn sử dụng. Khi đi ngủ hoặc bơi, cần tháo kính để tránh gây tai nạn và nhiễm trùng.
    • Do loạn thị có trục nên cần phải đeo kính đúng trục loạn thị, điều này khó điều chỉnh với kính tiếp xúc.
  • Đeo kính áp tròng cứng - Ortho - K: Đây là một phương pháp điều trị loạn thị bằng cách sử dụng kính áp tròng cứng có thiết kế đặc biệt được đeo vào ban đêm trong khi ngủ (trung bình từ 6 đến 8 tiếng).
    • Phương pháp này giúp điều chỉnh tạm thời hình dáng của giác mạc. Nhờ đó, người bị loạn thị không còn phụ thuộc nhiều vào kính gọng hoặc kính áp tròng mềm vào ban ngày.
    • Tuy nhiên người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối việc sử dụng kính và vệ sinh kính trước và sau khi đeo để tránh biến chứng viêm và nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật tia laser: Phương pháp này sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc triệt tiêu loạn thị. Đây là biện pháp duy nhất điều trị loạn thị triệt để tuy nhiên cần can thiệp phẫu thuật với chi phí cao hơn 3 phương pháp trên và thường chỉ định cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.

Tóm lại, loạn thị là một  khúc xạ phổ biến của mắt có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị loạn thị hiệu quả khá đa dạng, bạn đọc có thể lựa chọn tùy theo điều kiện kinh tế hoặc chỉ định của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết