Lưu ý trước khi khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 04/10/2018 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Lưu ý trước khi khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Người bệnh đến khám và điều trị khá đông vào một số thời điểm trong ngày tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (Ảnh: BookingCare)

Tọa lạc tại con phố Thanh Nhàn đông người qua lại, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực khám chữa căn bệnh ung thư đặc thù.

Từ một bệnh viện non trẻ được tách ra từ khoa Khối U của bệnh viện Thanh Nhàn, đến nay Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã tập hợp được đội ngũ y bác sĩ tận tâm và có chuyên môn cao cùng với các trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa lượng bệnh nhân đổ về đây đang ngày một đông.

Tầm soát ung thư là gì? Tại sao cần tầm soát ung thư?

Tầm soát ung thư là quy trình thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện sớm ung thư. Tại sao nói tầm soát ung thư là diệt trừ bệnh từ “trứng nước”? Lý do là bởi phương pháp này giúp phát hiện mầm mống ung thư từ rất sớm, khi chưa có bất cứ triệu chứng nào. Nhờ đó, việc điều trị trở nên dễ dàng, ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, phát hiện muộn, cơ hội sống của người bệnh là khá mong manh.

Tầm soát ung thư giúp phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư của mỗi người.

Ý thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán ung thư sớm đối với người dân, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã đi đầu trong việc triển khai chương trình khám tầm soát ung thư sớm với các gói khám nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở các điều kiện kinh tế khác nhau.

Cơ sở vật chất hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội 
(Ảnh: Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội ở đâu? Giờ làm việc?

Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Khi đến tầm soát ung thư, người bệnh sẽ thực hiện việc thăm khám, chẩn đoán và nhận tư vấn tại nhà A (tòa nhà mới xây),phía tay phải khi đi từ cổng vào.

Lưu ý:

  • Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội gần 2 bệnh viện khác là Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Phổi Hà Nội, người bệnh cần tìm hiểu kĩ đường đi trước khi đến khám chữa bệnh.
  • Cổng vào Bệnh viện ngay cạnh Bệnh viện Thanh Nhàn, rẽ từ đường lớn Thanh Nhàn vào.
  • Tại Bệnh viện chưa có nơi gửi xe dành cho xe ô tô, bệnh nhân và người thân đến khám có thể gửi xe bên Bệnh viện Thanh Nhàn hoặc Nhà tang lễ Thanh Nhàn gần đó.

Lịch làm việc: Bệnh viện nhận bệnh nhân đến khám và điều trị vào các ngày trong tuần (Từ thứ 2 - thứ 6) bao gồm cả khám thường và dịch vụ, thời gian mỗi ngày kéo dài linh hoạt đến 5h chiều.

  • Sáng: Từ 8h00 - 12h00
  • Chiều: Từ 13h00 - 17h00.
Sơ đồ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (Ảnh: Người dùng chia sẻ)

Quy trình 4 bước khám tầm soát ung thư

Bước 1: Đăng kí khám và nộp phí khám

Sau khi gửi xe xong, người bệnh di chuyển đến nhà A: “Tòa nhà khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao” (tòa nhà 6 tầng mới xây),đến quầy tiếp đón, đăng kí khám bệnh và nộp tiền.

Dưới đây là giá của một số gói khám tầm soát hiện có tại Bệnh viện:

Tên gói khám tầm soát

 Giá (đồng)

Gói khám phát hiện sớm ung thư vú

1.655.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư vú – cổ tử cung – tử cung – buồng trứng

2.670.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư đầu cổ

1.198.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

1.319.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư phổi

4.230.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư gan

3.908.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư đại trực tràng

3.183.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến

1.606.000

Gói khám phát hiện sớm ung thư dạ dày – thực quản

3.194.000

Bước 2: Khám chuyên khoa ung bướu

  • Người bệnh di chuyển đến phòng khám được yêu cầu để khám với bác sĩ chuyên khoa ung bướu
  • Thực hiện khám thể lực và kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, chiều cao, cân nặng) nhằm phát hiện huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, thừa cân béo phì, sốt…
  • Nhận tư vấn và kết luận ban đầu từ bác sĩ.
Khu Khám bệnh chất lượng cao (tòa nhà 6 tầng) - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (Ảnh: BookingCare)

Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu

  • Người bệnh di chuyển đến các tầng để thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu tương ứng có trong gói khám đã đăng kí.
  • Nếu được bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm, chụp chiếu đặc biệt nào đó thì người bệnh cần nộp phí cho các chỉ định này trước, sau đó mới di chuyển đến các tầng tương ứng để thực hiện.
  • Vị trí một số Khoa, phòng thực hiện:
    • Tầng 1 (cùng tòa nhà): Khoa Chẩn đoán hình ảnh
    • Tầng 2 (cùng tòa nhà): Khoa Nội soi, thăm dò chức năng
    • Tầng 3 (cùng tòa nhà): Khoa Xét nghiệm

Bước 4: Nhận kết quả và nghe tư vấn

Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, người bệnh di chuyển về phòng khám ban đầu để bác sĩ tư vấn về chế độ sinh hoạt và hướng điều trị (nếu có).

Lưu ý trước khi khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

1. Đối với khám tầm soát ung thư gan

  • Vì có thể cần xét nghiệm máu trong quá trình thăm khám, người bệnh không nên ăn bữa ăn giàu chất béo trước khi đi khám và nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước đi khám
  • Sau khi nhịn ăn bệnh nhân chỉ nên uống nước lọc, không nên uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, chè, cà phê,…

2. Đối với khám tầm soát ung thư dạ dày

Trong trường hợp cần nội soi dạ dày, người bệnh cần nhớ:

  • Nhịn ăn 8 giờ trước nội soi.
  • Nhịn uống 2 giờ - 3 giờ trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo với bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ: báo bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

3. Đối với khám tầm soát ung thư đại tràng

Trong trường hợp cần nội soi đại tràng, người bệnh cần nhớ:

  • Nhịn ăn 8 giờ trước nội soi.
  • Không nên ăn hoặc uống các thực phẩm có màu đỏ hoặc tím trước ngày nội soi, những thực phẩm này sẽ khiến đại tràng của người bệnh có màu và sẽ khiến bác sĩ không quan sát được màu sắc thực sự của niêm mạc đại tràng.
  • Tránh ăn thực phẩm giàu chất xơ.
  • Không ăn, uống sữa, café, bia rượu, nước có gas sau 21:00 buổi tối hôm trước.
  • Đối với phụ nữ: nên thực hiện nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt và nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên sẽ phần nào giúp người bệnh thuận tiện hơn trước và trong quá trình tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.youtube.com/watch?v=fHAgxeNFVfQ
2. http://benhvienungbuouhanoi.vn/khamphathiensom
3. https://dantri.com.vn/bhyt/tam-soat-ung-thu-diet-tru-benh-tu-trung-nuoc-20180420092828426.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/