Để giúp giảm nhẹ triệu chứng ho có đờm tại nhà một cách hiệu quả, có một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện. Cần lưu ý rằng, những phương pháp dưới đây có nguyên liệu từ tự nhiên không phải thuốc đặc trị, vì vậy, tùy thuộc vào từng người sẽ có kết quả khác nhau.
Cách trị ho có đờm tại nhà
Các cách trị ho có đờm từ nguyên liệu tự nhiên không chỉ mang lại kết quả điều trị khả quan mà còn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài. Một số nguyên liệu quen thuộc trong bếp của bạn sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi bị ho có đờm:
Củ cải trắng
Theo y học cổ truyền, củ cải trắng có tính mát, vị thanh, hạt củ cải có vị cay ngọt và tính bình thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh như viêm khí quản, bệnh tiêu chảy. Bên cạnh các công dụng này, củ cải trắng còn được sử dụng với mục đích tiêu đờm, giảm ho.
Cho gừng và nước ép củ cải trắng vào ấm, đun sôi nhỏ lửa. Sau khoảng 10 phút, tắt bếp, thêm mật ong vào và tiếp tục đun sôi, bảo quản trong lọ thủy tinh.
Chanh mật ong
Chanh là loại quả có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trị đờm và các dịch nhày. Vitamin C có trong quả chanh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Mật ong có tính chống nấm, kháng khuẩn, và các đặc tính kháng vi-rút có thể giúp làm đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng. Ngoài ra, mật ong có tính sát trùng rất tốt có thể chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy hệ thống miễn dịch.
Bạn có thể thực hiện bài thuốc này đơn giản bằng cách: Pha nước chanh với chút mật ong trong một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày. Bằng cách này bạn có thể làm dịu cổ họng và trị đờm trong một thời gian ngắn.
Gừng
Gừng không chỉ là một loại thuốc thông mũi tốt và chống lại nhiễm trùng hay viêm họng, mà còn là một vị thuốc tiêu đờm, kháng khuẩn, và có đặc tính kháng virus, giúp bạn thở dễ dàng.
Thái vài lát gừng ngâm trong nước sôi, thêm một chút mật ong để uống trong vài lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai gừng sống hoặc thêm vào làm gia vị trong khi nấu ăn hoặc đun đường nâu/đường phèn với gừng rồi cho thêm tỏi vào đun thêm chừng 10 phút là được.
Nước muối
Nước muối có tác dụng sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nước muối súc miệng giúp làm dịu cổ họng và giảm ho có đờm. Bạn thực hiện bằng cách lấy 1 chút muối tinh nguyên hòa tan trong cốc nước ấm và súc miệng vào mỗi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
Củ nghệ
Củ nghệ có tính sát trùng có thể trị đờm và tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy, cải thiện hệ thống miễn dịch. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là: Kết hợp một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ, sau đó uống nó mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Lá hẹ
Lá hẹ được cho là có khả năng làm sạch đường hô hấp và giúp giảm ho có đờm. Thái nhỏ 1 nắm lá hẹ, trộn với đường phèn và bỏ vào chén hấp cách thủy 20 phút. Để trị ho có đờm, lấy nước hấp uống 2- 3 thìa x 3 lần/ngày.
Rau diếp cá
Với đặc tính thải độc và tiêu đờm, các cách trị ho có đờm bằng rau diếp cá đang được nhiều người bệnh lựa chọn bởi vừa an toàn, dễ thực hiện mà lại chi phí thấp. Bạn cần giã nát và trộn với một bát nước vo gạo sau đó cho vào nồi và đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, tắt bếp. Lọc bỏ bã và lấy phần nước, chờ nguội và uống.
Hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng được cho là có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm ho có đờm. Bạn có thể thử pha trà hoặc nước uống từ hoa hồng trắng và thưởng thức để giảm các triệu chứng ho.
Những phương pháp trị ho có đờm tại nhà trên đây là những cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài hoặc diễn biến phức tạp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.