Nghe kém ở trẻ em khám ở đâu tốt?

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 08/03/2017, Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ. Khi trẻ có biểu hiện nghe kém, cần đưa trẻ đi khám và kiểm tra thính lực tại một địa chỉ uy tín.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nếu trẻ có biểu hiện nghe kém, phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra ở cơ sở y tế uy tín
Nếu trẻ có biểu hiện nghe kém, phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra ở cơ sở y tế uy tín - Ảnh: Vietnammoi

Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ…

Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.

Mất thính giác đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ do tiếng ồn. Tình trạng này gia tăng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp. Tuy nhiên, khi nghi ngờ trẻ nghe kém, nhiều phụ huynh còn khá hoang mang, không biết nên khám ở đâu. Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. 

Nghe kém ở trẻ em khám ở đâu tốt?

Khi trẻ có biểu hiện nghe kém, cần đưa trẻ đi khám và kiểm tra thính lực tại một địa chỉ uy tín, với bác sĩ tai mũi họng trẻ em giỏi, có kinh nghiệm chuyên sâu. Dưới đây là danh sách một số bệnh viện uy tín do BookingCare tổng hợp để phụ huynh tham khảo khi cần.

1. Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là một trong những bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi họng. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa từ khám bệnh, cấp cứu, bệnh tai mũi họng người lớn và trẻ em, là một địa chỉ uy tín hàng đầu mà phụ huynh có thể đưa con đến để kiểm tra thính lực.

Ưu điểm

  • Bệnh viện có bề dày truyền thống lâu năm về khám và điều trị chuyên sâu về bệnh lý tai mũi họng.
  • Đây là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia Tai mũi họng đầu ngành, trong đó có bác sĩ chuyên sâu về bệnh lý Tai mũi họng ở trẻ em.
  • Hệ thống thiết bị đầy đủ, phục vụ tốt cho quá trình thăm khám, điều trị nghe kém ở trẻ.
  • Được đặt hẹn chọn bác sĩ trước qua tổng đài của bệnh viện.
  • Bệnh viện tiếp nhận khám tất cả các ngày trong tuần.

Nhược điểm

  • Đông bệnh nhân đặc biệt vào các ngày đầu tuần nên thời gian chờ khám lâu.
  • Thứ 7 và Chủ Nhật chỉ có khám dịch vụ.
  • Nếu khám bảo hiểm cần chuyển đúng tuyến.
  • Chưa áp dụng bảo lãnh cho các loại bảo hiểm y tế tư nhân.

2. Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
bệnh viện bạch mai hà nội
Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Người dùng chia sẻ

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước, có thế mạnh khám và điều trị bệnh lý ở nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó có chuyên khoa Tai mũi họng.

Ưu điểm

  • Là nơi khám, điều trị, cũng là nơi đào tạo cho nhiều thế hệ bác sĩ Tai mũi họng trên cả nước.
  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Tai mũi họng hàng đầu.
  • Bệnh viện phát triển nhiều kỹ thuật cao trong khám và điều trị các bệnh về tai.
  • Hệ thống trang thiết bị được đầu tư, phát triển, mang đến hiệu quả điều trị tối đa cho người bệnh.
  • Được chọn bác sĩ khám tại Khu khám theo yêu cầu.
  • Có thể đi khám vào tất cả các ngày trong tuần.

Nhược điểm

  • Bệnh viện rất đông bệnh nhân (đông hơn nhiều so với BV TMH Trung ương) ở tất cả các chuyên khoa vào tất cả các ngày trong tuần.
  • Vào Chủ nhật chỉ có khám dịch vụ.
  • Chưa có áp dụng bảo lãnh trực tiếp các loại bảo hiểm y tế tư nhân.

3. Bệnh viện Đa khoa An Việt

  • Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa An Việt là bệnh viện tư nhân có thế mạnh chuyên sâu về khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng.

Ưu điểm

  • Bệnh viện hội tụ các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Tai Mũi Họng đầu ngành, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương.
  • Bệnh nhân có cơ hội được thăm khám trực tiếp với PGs.Ts Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em, Bệnh viện TMH TW.
  • Được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhằm hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong khám và điều trị: Máy nội soi TMH, máy đo nhĩ lượng, máy đo thính lực,...
  • Có áp dụng bảo lãnh trực tiếp đối với nhiều loại bảo hiểm y tế tư nhân.
  • Được áp dụng thanh toán chi phí bằng bảo hiểm y tế nhà nước đối với một số danh mục khám chữa bệnh.
  • Bệnh viện tiếp nhận khám tất cả các ngày trong tuần.

Nhược điểm

  • Chi phí khám và dịch vụ cao hơn khám thường trong các bệnh viện công lập.
  • Vào giữa buổi sáng thường rất đông bệnh nhân.

4. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư nhân có thế mạnh về khám và điều trị các bệnh lý của nhi khoa nói chung và tai mũi họng ở nhi nói riêng, có đội ngũ y bác sĩ tai mũi họng nhi giỏi và nhiều kinh nghiệm.

Ưu điểm

  • Đội ngũ bác sĩ Tai mũi họng giỏi, nhiều năm kinh nghiệm được bệnh viện lựa chọn kỹ càng.
  • Hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ khám chữa bệnh nghe kém hiệu quả: máy nội soi kết nối với màn hình ti vi, kính khám tai, máy đo nhĩ lượng và thính lực, máy nội soi vá nhĩ, máy nạo VA.
  • Quy trình khám và hỗ trơ chuyên nghiệp.
  • Có nhiều loại bảo hiểm y tế tư nhân bảo lãnh trực tiếp tại bệnh viện.
  • Có thể đi khám vào tất cả các ngày trong tuần.
Bệnh viện Hồng Ngọc được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang - Ảnh:  BV Hồng Ngọc

Nhược điểm

  • Bệnh viện nằm tại khu phố Yên Ninh - chật chội và khó tìm kiếm với những người bệnh ở xa Hà Nội.
  • Chi phí khám và dịch vụ cao hơn trong khu khám thường của bệnh viện công lập.

5. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

  • Địa chỉ: Số 458 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Bệnh viện đa khoa quốc tế được đầu tư hiện đại, dịch vụ thân thiện với người bệnh, chất lượng khám chữa bệnh được tập trung hàng đầu.

Ưu điểm

  • Bệnh viện quốc tế được đầu hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, là địa chỉ uy tín mà nhiều phụ huynh lựa chọn cho con đến thăm khám.
  • Trang thiết bị tân tiến, hiện đại, hỗ trợ tốt cho quá trình khám và điều trị nghe kém ở trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tai mũi họng giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Quy trình khám chuyên nghiệp, nhân viên y tế hỗ trợ tận tình.
  • Có thể đến thăm khám vào tất cả các ngày trong tuần.
  • Rất nhiều loại bảo hiểm y tế tư nhân bảo lãnh trực tiếp tại bệnh viện, thuận tiện cho người bệnh đi khám.
  • Được đặt hẹn khám theo giờ (chi phí khám sẽ thấp hơn so với đến đột xuất).

Nhược điểm

  • Chi phí khám và dịch vụ rất cao, người bệnh nên sử dụng các loại bảo hiểm y tế tư nhân khi đi khám.
  • Bệnh viện nằm tại vị trí xa trung tâm thành phố.

Các nghiệm pháp kiểm tra thính lực cho trẻ em

1. Nghiệm pháp kiểm tra thính lực chủ quan

  • Nghiệm pháp đo thính lực tăng cường hình ảnh 
  • Nghiệm pháp đo thính lực - chơi
  • Kiểm tra thính lực bằng lời nói

2. Các nghiệm pháp đo thính lực khách quan

  • Đo nhĩ lượng 
  • Đo phản xạ cơ bàn đạp
  • Đo âm ốc tai (OAE)
  • Đo điện thính giác thân não (ABR)
  • Đo đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (ASSR)
Đo âm ốc tai cho trẻ - Ảnh: hearLife

3. Chọn lựa nghiệm pháp kiểm tra thính lực phù hợp với từng trẻ

Trẻ sơ sinh trẻ, nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển

  • Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR,
  • 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR,
  • Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR,

Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)

  • 3 đến 5 tuổi: đo thính lực – chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm, OAE, ABR,
  • Từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: có thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như người lớn.

Các phương pháp trợ thính cho trẻ

Điếc nhẹ và vừa

  • Mang máy nghe và học trường thường.

Điếc nặng và sâu

  • Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng đồng thời tham gia chương trình can thiệp sớm gần nhà.
  • Sau đó đánh giá lại tiến triển về nói và phát triển ngôn ngữ nếu mức phát triển tương đối tốt có khả năng sẽ đuổi kịp hoặc gần kịp các bạn cùng tuổi không bị nghe kém, bé sẽ tiếp tục mang máy nghe và học trường thường.
  • Nếu đánh giá lại không đạt yêu cầu, tốt nhất nên gửi bé đi đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai không.
 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa nghe kém ở trẻ em. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi Họng - Bộ Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/