Nghiện rượu: Là bệnh lý, không phải tệ nạn xã hội

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 26/11/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Nhiều người vẫn coi nghiện rượu là tệ nạn xã hội nhưng thực ra, rượu gây ra sự biến đổi về hóa học trong não...

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Nghiện rượu: Là bệnh lý, không phải tệ nạn xã hội
Nghiện rượu: Là bệnh lý, không phải tệ nạn xã hội - Ảnh: pixabay

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO),nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 là 8,3 lít. Trong đó, có nhiều người nghiện rượu, chủ yếu là nam giới.

Nghiện rượu đã gây nhiều hệ lụy về sức khỏe, kinh tế, xã hội. Nhiều người nhận thức được điều này và muốn bỏ rượu, nhưng thực tế còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Bởi xã hội kỳ thị người nghiện và không ai muốn thừa nhận mình mắc nghiện. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, nghiện rượu là một bệnh lý, không phải là tệ nạn xã hội như nhiều người lầm tưởng (trao đổi với Ts. Bs. Trần Thị Hồng Thu).

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ chuyên khoa tâm thần
  • Phó giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016- nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)
TS-Bs Trần Thị Hồng Thu- Phó viện trưởng viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
TS- Bs Trần Thị Hồng Thu - Phó giám đốc bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương 

Vậy cụ thể nghiện rượu là gì, cách cai rượu như thế nào, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây của BookingCare.

Nghiện rượu là gì?

Nghiện rượu là một bệnh mạn tính, trong đó cơ thể trở nên phụ thuộc vào rượu. Khi ai đó đã mắc chứng nghiện sẽ mất kiểm soát hành vi uống rượu cho phép trong mỗi lần uống. Nếu nghiện rượu, người đó có thể cứ muốn uống thêm nữa và tiếp tục lặp lại không ngừng, ngay cả khi biết rõ rượu gây nhiều vấn đề về mối quan hệ xã hội, sức khỏe, việc làm hoặc  tài chính.

Một người có thể gặp nhiều phiền toái do rượu nhưng không có tất cả các triệu chứng của nghiện rượu. Lạm dụng rượu, có nghĩa là uống quá nhiều tới mức phát sinh vấn đề trong cuộc sống hàng ngày,mặc dù không hoàn toàn phụ thuộc vào rượu. Nhiều người nghiện rượu nếu không có người thân giúp đỡ. thì có thể không giảm hoặc bỏ hẳn được.

Nghiện rượu, lệ thuộc vào rượu là một quá trình xảy ra từ từ. Theo thời gian, uống quá nhiều sẽ làm thay đổi sự cân bằng các hóa chất trong não. Uống lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hóa chất này, khiến cơ thể luôn cảm thấy thèm rượu. Người nghiện rượu luôn cần uống rượu nhằm khôi phục lại cảm xúc tốt đẹp hoặc để tránh những cảm xúc tiêu cực.

Vì vậy nghiện rượu được coi là một bệnh lý. Nghiện rượu cần điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý. Thuốc có tác dụng điều trị cai rượu và điều trị các bệnh đi kèm khác do hệ quả của nghiện rượu. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ căn cứ tình trạng cụ thể của từng người để đưa ra các phương án điều trị phù hợp.

Rượu có thể gây ra sự thay đổi về các chất hóa học trong não, vì vậy, nghiện rượu được coi là bệnh lý.

Triệu chứng nghiện rượu

  • Không có khả năng giới hạn số lượng rượu uống.
  • Cảm thấy một nhu cầu mạnh hay cưỡng bách để uống.
  • Lượng uống tăng dần, cảm thấy cần một lượng nhiều hơn để thấy tác dụng của rượu.
  • Có vấn đề về pháp lý hoặc các vấn đề với mối quan hệ xã hội, việc làm hoặc tài chính do sử dụng rượu.
  • Uống một mình hoặc bí mật uống.
  • Trải qua các triệu chứng thể chất như buồn nôn, ra mồ hôi và rung người khi không uống.
  • Không ghi nhớ các thảo thuận hoặc cam kết ngưng rượu.
  • Mất hứng thú trong các hoạt động và sở thích để mang lại niềm vui.
  • Khó chịu khi bị ai đó giới hạn uống, đặc biệt trong trường hợp nếu rượu không có sẵn.
  • Cất giữ rượu nhiều nơi trong nhà, tại nơi làm việc hoặc trong xe.
  • Cố ý uống rượu đến say xỉn để cảm thấy tốt hoặc cảm thấy bình thường.

Những người lạm dụng rượu có thể có những dấu hiệu và triệu chứng giống nghiện rượu. Tuy nhiên, nếu không hoàn toàn nghiện rượu, người đó có thể không cảm thấy thôi thúc mạnh mẽ phải uống và không có triệu chứng thể chất khi ngưng uống. Nhưng lạm dụng rượu vẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe và công việc. Cũng như nghiện rượu, lạm dụng rượu không thể bỏ hẳn nếu không cần giúp đỡ.

Cách cai nghiện rượu 

Đầu tiên người bệnh cần thừa nhận bản thân mình đang lạm dụng rượu Ngoài ra, cần thừa nhận rằng nghiện rượu đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống, từ đó mong muốn được cai rượu.

PGs. Ts. Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết Với những người nghiện rượu, không nên tự ý  bỏ rượu đột ngột, nhất là người nghiện nặng hàng ngày uống từ 300 - 500ml trở lên. Với những người này,  bỏ rượu đột ngột có thể xuất hiện hội chứng cai rượu cấp bao gồm cơn cơ sảng rượu, co giật hoặc loạn thần cấp dễ gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. 

Ông cũng cho biết người nghiện rượu muốn bỏ rượu thì phải theo hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Người nghiện có thể giảm dần số lượng rượu uống dưới sự theo dõi của bác sĩNgười nghiện nên chủ động, quyết tâm cai bỏ rượu,  đồng thời với dùng thuốc hỗ trợ cai rượu (Naltrexone, Disulferam...).Nếu muốn bỏ rượu nhanh trong vòng 1 tuần hay 2 tuần thì, người nghiện nặng nên vào viện theo tư vấn của bác sĩ hoặc nhập viện điều trị.

Cai nghiện rượu cần một quá trình dài, cần cai từ từ, giảm dần lượng rượu uống vào. Không nên dừng rượu đột ngột có thể dẫn đến nhiều tổn hại cho sức khỏe.

Theo lời khuyên của bác sĩ Trần Thị Hồng Thu để cai nghiện rượu, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây.

1. Khám và tư vấn

Không ít người băn khoăn rằng, nếu nghiện rượu là bệnh thì nên đến đâu để chữa hay để "cai rượu", khám chuyên khoa nào mới là phù hợp. Thực tế, nghiện rượu được được coi là một bệnh lý trong chuyên khoa Rối loạn giấc ngủ hay Sức khỏe tâm thần. 

Việc thay đổi các chất hóa học trong não bộ khi sử dụng rượu lâu dài sẽ dẫn đến một số bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,... Chính vì vậy, trước khi đến với bác sĩ của bất kì một chuyên khoa nào khác để khám và điều trị những ảnh hưởng do rượu gây ra, người bệnh nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh một lộ trình cai rượu phù hợp, cũng như điều trị các rối loạn tâm lý thường gặp với người dùng nhiều rượu. Các triệu chứng, bệnh lý khác do nghiện rượu gây ra cũng sẽ được tư vấn điều trị đồng thời nếu được phát hiện.

2. Giải độc rượu

Việc giải độc rượu sẽ được diễn ra tại bệnh viện có khoa/trung tâm chống độc. Khi đến đây, bác sĩ cũng khám, chẩn đoán mức độ nghiện rượu và đưa ra phác đồ, lộ trình "điều trị" cai rượu. 

Ngoài thuốc sử dụng cho các bệnh hậu quả của rượu, còn có thuốc để hỗ trợ cai rượu. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều quảng cáo về các loại thuốc cai rượu. Tuy nhiên, hiệu quả như thế nào còn chưa rõ. Vì vậy, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng các loại thuốc này để tự điều trị. Với tất cả các loại thuốc, nên có lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Thay đổi hành vi

Việc thay đổi hành vi rất quan trọng trong quá trình cai rượu. Từ việc uống nhiều, cho đến khi uống rất ít hoặc ngừng uống hẳn là một quá trình thay đổi hành vi từ từ. Người bệnh cần có được kỹ năng để đối mặt với việc tránh uống rượu để giảm lượng, cũng như việc tránh tái uống rượu sau khi đã cai rượu.

Việc này đòi hỏi người bệnh cần có sự quyết tâm cũng như có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

4. Kiên trì trong và sau quá trình cai rượu

Có nhiều người tái nghiện rượu sai khi cai rượu, nhưng cũng có nhiều người đã cai nghiện thành công. Có thể chỉ cần đến một lần cai nghiện nhưng cũng có thể cần đến nhiều lần cai mới thành công hoàn toàn. Vì vậy, khi bạn muốn cai rượu đã là thành công một phần, bạn có sự kiên trì và có phương pháp phù hợp là có thể cai rượu thành công.

Nghiện rượu là một bệnh lý của cơ thể và cần được hỗ trợ từ phía cán bộ y tế cũng như từ phía gia đình người bệnh. Trên đây là những thông tin mà BookingCare tổng hợp, hy vọng sẽ hữu ích cho những người muốn cai rượu.

Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.dieutri.vn/tamthan/nghien-ruou
2. http://www.bachmai.gov.vn/
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/