Ngôi thai là gì? Các kiểu ngôi thai và những điều mà chị em cần biết
Ngôi thai là gì? Các kiểu ngôi thai và những điều mà chị em cần biết
Ngôi thai là gì? Những điều mà chị em cần biết
Ngôi thai là gì? Những điều mà chị em cần biết - Ảnh: BookingCare

Ngôi thai là gì? Các kiểu ngôi thai và những điều mà chị em cần biết

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 21/11/2023
Nhắc đến ngôi thai, nhiều chị em còn bỡ ngỡ và chưa có sự chuẩn bị cũng như tìm hiểu chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em những thông tin hữu ích.

Ngôi thai là một thuật ngữ y khoa chỉ tư thế của thai nhi bên trong bụng mẹ. Những tuần cuối của thai kỳ, tư thế này thường cố định và không có sự thay đổi. Ngôi thai đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thuận lợi hay khó khăn của quá trình sinh nở của người mẹ, là một yếu tố đóng góp vào chỉ định sinh thường hay sinh mổ.

Có những loại ngôi thai nào?

Trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển trong tử cung của người mẹ. Việc thai nhi ở nhiều tư thế khác nhau trong hầu hết thời kỳ mang thai là điều bình thường. Ở giai đoạn đầu, thai nhi còn nhỏ, buồng tử cung còn rộng rãi nên thai nhi thay đổi tư thế linh hoạt trong buồng tử cung. 

Chị em thậm chí có thể cảm nhận được chuyển động này của thai nhi như chuyển động lật mình, sự thay đổi của các vị trí đạp của thai trên thành bụng cho thấy thai thay đổi tư thế.  . ở quý 2 và đầu quý 3. Cuối quý 3 thường từ 34-36 tuần thai nhi sẽ dần hình thành ngôi thai cố định, tuy nhiên còn tùy thuộc con so hay con rạ. Con so có thể sớm hơn vào khoảng 34 tuần, con rạ có thể muộn hơn 36-38 tuần.  Sự cố định ngôi thai là một tiến trình thụ động, thai tự định hình để chuẩn bị cho chuyển dạ. 

Có 2 loại ngôi là ngôi dọc và ngôi ngang. Ngôi dọc được chia thành ngôi dọc đầu ở trên( ngôi ngược- ngôi mông) và ngôi dọc đầu ở dưới ( ngôi thuận- ngôi đầu)

Ngôi dọc là ngôi mà trục của thai( đầu- mông) trùng với trục của tử cung( hướng đáy tử cung - cổ tử cung). Ngôi ngang là ngôi mà trục thai nằm ngang, không trùng khớp với trục tử cung. 

Dưới đây là một số loại ngôi thai thường gặp:

Ngôi thai thuận (Ngôi thai đầu)

Ngôi thai thuận là dạng ngôi thai phổ biến nhất,  chiếm khoảng 95% trường hợp trong tổng số ca sinh. Là tư thế thuận lợi nhất cho mẹ khi sinh thường với tư thế thai nhi hướng đầu về phía âm đạo, mông hướng về phía ngực của mẹ.

Tuỳ thuộc vào độ cúi, ngửa của đầu mà ngôi đầu chia thành các loại ngôi đầu khác nhau như: 

  • Ngôi chỏm: thai nhi cúi tốt
  • Ngôi thóp trước: đầu thai nhi ở vị trí trung gian, không cúi cũng không ngửa
  • Ngôi trán: tư thế trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt
  • Ngôi mặt: đầu ngửa tối đa

Ngôi thai ngược

Ngôi thai ngược (ngôi mông) là tình trạng phần đầu của thai nhi hướng về phía trên ngực của mẹ trong khi phần chân, mông của em bé chúc xuống phía dưới vùng khung chậu của mẹ. Tỷ lệ xuất hiện thai ngôi mông không cao, khoảng 1 - 3%. 

Sinh thường trong trường hợp ngôi thai ngược có thể gây nhiều rủi ro nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Dưới đây là một số tư thế ngôi thai ngược thường gặp:

  • Ngôi mông đủ
  • Ngôi mông thiếu
  • Ngôi ngược kiểu chân

Ngôi ngang (Ngôi lưng)

Em bé nằm ngang trong tử cung, trục dọc của thai không trùng với trục dọc của tử cung. Ngôi ngang không có cơ chế đẻ thường nên tất cả các thai nhi ở tư thế này sẽ kết thúc thai nghén bằng phương pháp mổ lấy thai.

Ngôi thai ngang - Ảnh: Internet

Các dạng ngôi thai ngang:

  • Ngôi vai trái
  • Ngôi vai phải
  • Ngôi lưng

Thai nhi có gặp nguy hiểm khi ở tư thế ngôi ngược hay không?

Ngôi thai gần như không ảnh hưởng gì đến sự sống của thai cho đến khi tiến trình chuyển dạ xảy ra. Việc xác định ngôi thai là một phần trong tiên lượng phương pháp kết thúc thai nghén bằng sinh thường hay sinh mổ.. 

Sinh thường là một hình thức sinh nở rất an toàn, tuy nhiên, khi em bé sinh ở tư thế ngôi mông, việc sinh thường có thể phức tạp hơn rất nhiều. Biến chứng mắc đầu hậu xảy ra khi sinh thường ngôi mông do … ( tiếp đoạn dưới)Đầu của em bé lớn hơn phần dưới nên nếu sinh thường trong trường hợp ngôi thai ngược, nguy cơ đầu em bé bị kẹt trong tử cung là rất cao. 

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ thay vì sinh thường. Có ít rủi ro hơn cho em bé trong quá trình này so với sinh ngôi ngược qua ngã âm đạo.Hơn nữa, hiện nay trọng lượng trung bình của thai đã to hơn trước nên việc sinh thường ngôi mông cũng hạn chế.

Nguyên nhân gây ngôi thai ngược

Tư thế thai nhi trong buồng tử cung phụ thuộc vào ba yếu tố: hình thể tử cung, hình thể thai nhi, các sự vận động  của thai nhi và tử cung. Nếu một trong ba yếu tố thay đổi, thai nhi có thể nằm ở tư thế bất thường như ngôi ngược, ngôi ngang. Cụ thể có thể liệt kê một vài nghiên nhân như: 

  • Em bé sinh non chưa đủ tháng
  • Tử cung của mẹ có vấn đề cản trở quá trình xoay của thai như u xơ tử cung,..
  • Đa ối hoặc nhiều ối
  • Mẹ mang đa thai (nhiều hơn 1 thai nhi)
  • Nhau thai có vấn đề
  • Chị em mắc một số vấn đề như: u xơ tử cung, nghiện thuốc lá, dây rốn ngắn, thai bị dị tật bẩm sinh,...

Các biện pháp can thiệp khi thai nhi bị ngôi thai ngược

Thai nhi thường có thể tự quay đầu về phía âm đạo để sẵn sàng chào đời trong khoảng thời gian từ tuần 32 - 36 của thai kỳ. Tuy nhiên, một vài trường hợp thai nhi không thể tự quay đầu dù đã sắp đến thời gian dự sinh. Các bác sĩ có thể xem xét khả năng để tiến hành một vài biện pháp giúp xoay ngôi thai ngược về vị trí ngôi thuận.

Một số phương pháp có thể kể đến bao gồm:

Phương pháp xoay thai ngoài ECV (External Cephalic Version)

Đây là một phương pháp không xâm lấn thực hiện bằng tay dưới sự hỗ trợ từ phía các bác sĩ, tạo áp lực qua thành bụng lên tử cung để biến ngôi vai, ngôi mông thành ngôi thuận. . Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp này là khi thai nhi được 36 đến 38 tuần. 

Trước khi thực hiện phương pháp này, người mẹ được tiêm một loại thuốc đặc biệt có tác dụng làm mềm cơ bụng, giúp tử cung thư giãn và tránh các cơn co thắt.

Chị em có thể về nhà ngay sau khi thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, khả năng thành công khi xoay thai bằng phương pháp ECV chỉ khoảng 65%. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình trạng người mẹ, độ tuổi thai nhi, kích thước thai nhi, trình độ chuyên môn của bác sĩ,...

Trong một số trường hợp, xoay ngôi thai có thể đem đến nhiều ảnh hưởng xấu hơn là lợi ích mục tiêu ban đầu. Biến chứng của phương pháp này là có thể gây vỡ tử cung, rau bong non, sang chấn cho thai. Hiện nay phương pháp này gần như không được áp dụng.

Thay đổi tư thế

 Những bài tập về tư thế có thể sẽ không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, điều này làm tăng khả năng em bé xoay ngôi thai cao hơn, các bác sĩ đã chỉ ra rằng việc tập các bài tập thay đổi tư thế không gây hại gì cho sức khỏe. Chình vì vậy, chị em có thể thử:

  • Chống tay và đầu gối và nhẹ nhàng đung đưa qua lại.
  • Đẩy hông lên không trung trong khi nằm ngửa với đầu gối cong và bàn chân đặt phẳng trên sàn (tư thế cây cầu).

Sử dụng âm thanh

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể phản ứng với một số tác động từ bên ngoài. Âm nhạc, trò chuyện, thay đổi nhiệt độ và ánh sáng có thể khiến thai nhi thích thú, đặc biệt là âm thanh. 

Chị em có thể thử đặt tai nghe lên bụng, hướng về phía dưới để xem điều này có thu hút thai nhi không.

Bên cạnh đó, có thể thử áp nhiệt độ mát lên phần trên bụng nơi vị trí của đầu em bé, điều này cũng có thể khiến thai nhi di chuyển ra xa và hướng xuống dưới nơi có nhiệt độ ấm áp hơn. Tương tự như việc thay đổi tư thế, không có gì đảm bảo rằng sự kích thích sẽ khiến thai nhi cử động, nhưng chị em nên thử.

Một số phương pháp khác

Bên cạnh những phương pháp nêu trên, chị em có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ xoay thai dưới đây:

  • Châm cứu
  • Kỹ thuật Webster

Phòng ngừa ngôi thai ngược và ngôi thai ngang bằng cách nào?

Ngôi ngược và ngôi ngang đều là những tư thế thai nhi không thuận lợi cho quá trình sinh thường. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến sự sống của thai cho đến khi quá trình chuyển dạ diễn ra. Khi đó để xử lý tình trạng ngôi thai không thuận lợi, chỉ định sinh mổ sẽ được cân nhắc. 

Biện pháp phòng ngừa ngôi thai ngược và ngôi thai ngang là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Trên thực tế, rất khó để nêu ra những biện pháp chính xác giúp chị em phòng tránh trường hợp này vì tư thế , sự bình chỉnh ngôi thai là một quá trình thụ động. 

Dưới đây là một vài lưu ý mà chị em có thể tham khảo và làm theo để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và thuận lợi nhất:

  • Thăm khám thai kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe mẹ và bé được tốt nhất, can thiệp kịp thời khi có những vấn đề xảy ra.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng, không vận động mạnh cũng không nên nằm im một chỗ trong thời gian dài.
  • Có tâm lý thoải mái, tích cực
  • Đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường

Chị em cần theo dõi sức khỏe thường xuyên đặc biệt là những tuần cuối thai kỳ để có thể đảm bảo em bé luôn trong trạng thái ổn định nhất. Dù là em bé ở bất kỳ vị trí ngôi thai nào, chị em cũng không nên quá lo lắng. Các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án tốt nhất để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare