Ngứa vùng kín được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Ngứa vùng kín được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Ngứa vùng kín được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh - Ảnh: BookingCare

Ngứa vùng kín được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tác giả: - Xuất bản: 13/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Vùng kín bị ngứa và khí hư bất thường là hiện tượng nhiều chị em gặp phải. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa, bạn hãy cùng BookingCare cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Ngứa vùng kín là tình trạng phụ khoa phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân bị kích ứng, viêm nhiễm phụ khoa và một số bệnh lý về da. Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thì cần được thăm khám và điều trị đúng cách nếu không bệnh sẽ tái phát nhanh chóng, gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa vùng kín. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm nhiễm phụ khoa: các nguyên nhân gây viêm nhiễm phổ biến như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,... đều gây ra các biểu hiện ngứa âm hộ, âm đạo với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, nhiễm nấm âm đạo, bệnh nhân thường than phiền rất nhiều về cảm giác ngứa, rát âm hộ
  • Nhiễm các bệnh  lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như: chlamydia, lậu hoặc trichomonas
  • Kích ứng hoặc phản ứng dị ứng từ quần áo, chất tẩy rửa, xà phòng, kem bôi, bao cao su,...
  • Thay đổi nồng độ hormone do chuyển sang thời kỳ mãn kinh
  • Bệnh tiểu đường: tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
  • Rận mu sẽ xảy ra đối với cả nam và nữ giới khi có ký sinh trùng sống, phát triển ở bề mặt da cơ quan sinh dục ngoài
  • Viêm da chẳng hạn như bệnh vẩy nến và xơ cứng địa y,..
  • Trong một số ít trường hợp, có thể bị ung thư âm hộ

Dấu hiệu và biến chứng bệnh ngứa vùng kín

Hãy liên hệ với bác sĩ phụ khoa của bạn nếu tình trạng ngứa âm đạo kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Loét hoặc mụn nước trên âm hộ.
  • Sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng sinh dục. Chảy mủ vùng sinh dục.
  • Tiểu khó.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Sốt, ớn lạnh kèm theo đau vùng chậu.
  • Bạn có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình cũng gặp những triệu chứng tương tự như bạn.

Một số biến chứng có thể phát triển do ngứa âm đạo, bao gồm:

Ngứa do viêm nhiễm phụ khoa gây viêm và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

  • Bị viêm âm đạo do vi khuẩn có triệu chứng và nhiễm trichomonas trong khi mang thai không điều trị có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ối, rỉ ối, sinh non, nhiễm khuẩn sơ sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân, non tháng…. 
  • Khi xơ cứng địa y không được điều trị, nó có thể gây sẹo và tăng nguy cơ ung thư âm hộ.
  • Nếu không được điều trị, bệnh lậu và chlamydia có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Đổi lại, PID không được điều trị có thể gây ra thai ngoài tử cung do viêm dính các cấu trúc như vòi trứng,...

Điều trị ngứa vùng kín như thế nào?

Âm đạo thường có khả năng tự miễn dịch, cân bằng môi trường của chính nó nhờ hệ lợi khuẩn, pH của riêng nó, do vậy các biểu hiện ngứa nhẹ, thoáng qua có thể tự hết thường sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu ngứa vùng kín kéo dài, nghiêm trọng hơn hoặc tái phát, hãy tìm đến bác sĩ phụ khoa để có phương pháp điều trị ngứa vùng kín phù hợp. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân như sau:

  • Viêm âm đạo và STD (nhóm các bệnh lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn) được điều trị bằng kháng sinh / thuốc chống ký sinh trùng.
  • Nhiễm trùng nấm men được điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc được đưa vào âm đạo dưới dạng viên đặt âm đạo hoặc bôi ngoài âm hộ( các dạng kem, thuốc mỡ,..). Ngoài ra điều trj nấm vùng kín có thể cần kết hợp với các loại thuốc uống, nước rửa,.. Đặc điểm của nhiễm nấm âm đạo là rất dễ tái phát do vậy nếu tái phát nhiều lần thì cần điều trị bạn tình, thay đổi thói quen vệ sinh vùng kín. Nếu bạn chưa bao giờ được chẩn đoán bị nhiễm trùng nấm men, hãy gặp bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.
  • Ngứa liên quan đến mãn kinh có thể được điều trị bằng kem estrogen, viên nén hoặc kem dưỡng ẩm âm đạo.
  • Các loại ngứa và kích ứng khác đáp ứng với kem steroid hoặc kem dưỡng da, làm giảm viêm. Một loại kem steroid theo toa có thể làm giảm kích ứng xơ cứng địa y.

Cách phòng ngừa tại nhà bệnh ngứa vùng kín

Sử dụng băng vệ sinh thay cho tampon nếu bạn bị nhiễm trùng. - Ảnh: Canva

Để phòng ngừa ngứa vùng kín hiệu quả bạn cần quan tâm nhiều đến thói quen sinh hoạt của mình. Những điều sau đây có thể giúp bạn giảm khả năng ngứa âm đạo:

  • Giữ cho vùng sinh dục của bạn sạch sẽ và khô ráo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, đồ lót cotton vào ban ngày và có thể không cần đồ lót trong khi ngủ giúp vùng kín khô thoáng, thoải mái.
  • Không sử dụng xà phòng, thay vào đó rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh có độ PH  phù hợp khoảng 4.5, nhẹ dịu không gây kích ứng.
  • Tránh thụt rửa, vì chúng loại bỏ vi khuẩn lành mạnh giúp chống nhiễm trùng, làm mất cân bằng môi trường âm đạo
  • Không xịt vệ sinh, nước hoa hoặc bột gần âm đạo.
  • Sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon nếu bạn bị nhiễm trùng.
  • Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ đường huyết ổn định nếu bạn bị tiểu đường.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả mọng, nước ép nam việt quất, sữa chua, lợi khuẩn probiotic, yến mạch, đậu nành, bơ…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh ngứa âm đạo cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh này. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết